Kích thước thai nhi theo tuần mẹ bầu nên theo dõi thường xuyên

Ngày 20/06/2018 16:07 PM (GMT+7)

Các mẹ có biết cân nặng khi mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước thai nhi theo tuần.

Kích thước thai nhi theo tuần luôn là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. 

1.  Kích thước và cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn nhất

Dưới đây là bảng kích thước thai nhi theo tuần và chuẩn cân nặng của thai nhi được tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra, với 3 cột mốc quan trọng nhất là 12 tuần, 20 tuần và 32 tuần. 3 cột mốc này cũng tương ứng với 3 giai đoạn thai kỳ của người phụ nữ là tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Kích thước thai nhi theo tuần mẹ bầu nên theo dõi thường xuyên - 1

Bảng chỉ số trên chỉ tính ở mức trung bình, em bé nhà bạn có thể bé hoặc lớn hơn so với mức tiêu chuẩn trên đây chút ít thì các bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý, trong giai đoạn từ tuần 8 – 20 chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến mông bé . Vì lúc này chân của em bé vẫn đang cuộn tròn cùng cơ thể). Còn từ tuần 21 – 40 thì chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến chân.

2. Mức tăng cân hợp lý khi mang thai của mẹ bầu

Khi cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, đạt cân nặng phù hợp thì thai nhi mới phát triển tốt nhất. Người ta tính mức tăng cân hợp lý của bà bầu dựa trên chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai. Cụ thể như sau: BMI = trọng lượng/(chiều cao) x 2

Trước khi mang thai, nếu:

- Chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng 18,5 – 24,9: Đây là chỉ số bình thường thì cả thai kỳ, mẹ bầu nên tăng khoảng 9 – 12kg trong đó: 3 tháng đầu có thể tăng thêm 1,5-2 kg. 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng thêm 1-2 kg.

- BMI <18,5: Trước khi mang thai bạn hơi nhẹ cân do vậy trong thai kỳ cần tăng từ 12 - 18 kg mới hợp lý.

- BMI từ 25 - 29,9: Mẹ bầu chỉ cần tăng từ 7-11 kg trong suốt thai kỳ.

- BMI > 30: Bạn nằm trong diện béo phì, do vậy khi mang thai chỉ nên tăng 5-9kg.

Với những bà bầu mang thai đôi trở lên, mức cân nặng cần tăng có thể lên đến 16-20 kg.

Kích thước thai nhi theo tuần mẹ bầu nên theo dõi thường xuyên - 2

Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. (ảnh minh họa)

Các chị em cần lưu ý ăn uống đủ chất, cân bằng chứ không phải ăn càng nhiều thì càng tốt. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là những tai biến sản khoa như sinh con nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ, thai chậm phát triển, thai to khó sinh...

3. Làm gì khi kích thước thai nhi theo tuần dưới hoặc vượt chuẩn

- Thai nhi nặng cân: Nếu thai nhi có cân nặng quá lớn hơn so với bình thường, mẹ bầu cần xem xét lại chế độ ăn hàng ngày của mình. Bạn có ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đường hay không? Bạn có lười vận động khi mang thai không? Nếu câu trả lời là có thì thực sự mẹ bầu đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, và điều này có ảnh hưởng đến cân nặng của em bé trong bụng mẹ. Thai nhi quá to cũng có thể khiến người mẹ sinh nở khó khăn hơn và thông thường để đảm bảo an toàn cho cuộc sinh, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ phải sinh mổ.

- Thai nhi nhẹ cân: Đa số các mẹ bầu đều lo lắng kích thước thai nhi theo tuần của con mình dưới chuẩn, đặc biệt là nhẹ cân hơn so với bảng tiêu chuẩn. Các chuyên gia sản khoa cho biết, thai nhi nhẹ cân hơn bình thường có nguy cơ cao bị ngạt trong quá trình sinh, hoặc khi chào đời sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn nên dễ mắc các bệnh về hô hấp, máu, kém thông minh, khả năng vận động cũng chậm hơn các trẻ khác.

Kích thước thai nhi theo tuần mẹ bầu nên theo dõi thường xuyên - 3

Nhiều mẹ bầu lo lắng khi bản thân tăng cân nhiều nhưng thai nhi lại không tăng đủ cân theo từng tuần. (ảnh minh họa)

Thai nhi nhẹ cân thường do người mẹ không được bổ sung dinh dưỡng đúng mức. Mẹ bầu ăn lệch dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày (thiên về một số món hoặc dưỡng chất nhất định mà thiếu các chất khác) hoặc tẩm bổ thường xuyên nhưng thiếu khoa học nên thai nhi trong hấp thụ được nên không tăng cân.

Ngoài ra, những bà mẹ mắc bệnh mãn tính, mang bầu đa thai cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Do vậy, để hạn chế tình trạng mẹ bầu ăn nhiều nhưng các dưỡng chất vào mẹ mà không vào con, chị em bầu bí cần thận trọng khi xây dựng thực đơn ăn uống trong thai kỳ. Bạn cần khám thai đều đặn để được bác sĩ thăm khám về sự phát triển của thai nhi. Thông qua các chỉ số siêu âm thai, phần nào có thể theo dõi được kích thước thai nhi theo tuần. Nếu thai chậm tăng cân hoặc không tăng cân trong nhiều tuần đều là những tín hiệu cần đặc biệt quan tâm.

Chuyên gia Viện Dinh dưỡng: Hoa quả tốt cho bà bầu nhưng đừng ăn để vào con không vào mẹ
Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, hoa quả tốt cho bà bầu, tuy nhiên, các mẹ chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, phù hợp, không nên quá...

Dinh dưỡng thai kỳ

Phương Thanh (Dịch từ Babycenter)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thai nhi theo tuần