Kinh nghiệm IVF thành công của mẹ hiếm muộn 4 năm tìm con từng nhiều lần canh trứng và IUI thất bại

Thảo Nguyên - Ngày 13/04/2023 14:00 PM (GMT+7)

Sau 4 năm tìm con vì vợ chồng đều có vấn đề về sức khỏe sinh sản, chị Thúy đã được hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ và có hẳn một bí quyết làm IVF thành công cho các chị em hiếm muộn tham khảo.

Sau kết hôn vợ chồng chị Phan Kim Thúy, 27 tuổi ở Thuận An, Bình Dương mãi chưa được đón nhận tin vui. Nguyên nhân là do anh xã chị bị tinh trùng yếu. Bản thân chị Thúy bị buồng trứng đa nang nhẹ. Dù suốt 4 năm qua, vợ chồng chị Thúy đã canh trứng nhiều lần nhưng tin vui có con vẫn biệt tích.

Sau đó, vợ chồng chị quyết định theo một bác sĩ ở viện Từ Dũ để nhờ đến phương pháp hỗ trợ sinh sản bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Lần này chị Thúy đậu thai được 5 tuần nhưng sau đó beta bị tụt không rõ nguyên nhân, bản thân chị cho rằng lên xuống cầu thang khá nhiều lần nên không giữ được con.

Sau 4 năm tìm con, chị Thúy đã may mắn được hưởng hạnh phúc làm mẹ. (Ảnh: NVCC)

Sau 4 năm tìm con, chị Thúy đã may mắn được hưởng hạnh phúc làm mẹ. (Ảnh: NVCC)

4 tháng sau, vợ chồng chị lại quyết định IUI lần 2 nhưng không đậu thai: “Thời điểm này vợ chồng mình buồn vô tận, thấy cuộc đời sao khó khăn quá để có một mụn con. Rồi 1 thời gian sau, dịch bệnh Covid-19 ập tới nên công ty cho nhân viên nghỉ làm ở nhà. Cũng đúng lúc này, tự nhiên mình nghĩ hay là tranh thủ gom góp tiền để làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn. Lúc đầu mình lo lắng và sợ không đủ tiền. Nhưng cứ quyết tâm cố gắng tìm được con trước, tiền lúc nào vợ chồng kiếm sau cũng được”.

Nghĩ và quyết tâm vậy nên chị Thúy bắt đầu theo dõi kinh nghiệm của các chị em đã thành công trong IVF cũng như nghiên cứu kỹ lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.

“Mình uống thuốc dưỡng trứng, ăn trái cây tăng cường vitamin, hạn chế ăn đồ ngọt rượu bia, tập yoga (các bài tập đơn giản tại nhà), đi bộ rèn luyện cơ thể. Còn chồng mình uống tinh chất hàu, ăn trứng gà mỗi ngày, ăn bơ, uống sữa đậu nành”, chị Thúy kể.

Tích cực ăn uống và luyện tập như vậy, sau 6 tháng chị Thúy bắt đầu khám và thực hiện IVF. Sau khi kích trứng, chị hút được 27 trứng, tạo được 15 phôi ngày 3 và nuôi hết lên ngày 5 còn 10 phôi tốt (6 phôi N5 lần 1, 2 phôi N5 lần 2, 2 phôi N5 lần 3).

“Sau hút trứng mình uống nhiều nước giúp mau khoẻ và giảm đau hiệu quả. Bởi thế mình không đau mấy sau khi chọc hút trứng”, mẹ bỉm chia sẻ.

5 ngày sau thì mẹ bỉm ra kinh (cái này tuỳ cơ địa mỗi người). Chị đi khám và canh niêm mạc 14 ngày sau, niêm mạc dày 9,5mm nên chị được chuyển phôi. Trong thời gian chuẩn bị chuyển phôi, người vợ 27 tuổi vẫn giữ chế độ sinh hoạt như trước, mỗi tối vẫn đi bộ thể dục 45 phút cho máu huyết lưu thông tốt và còn bổ sung ăn đậu bắp mỗi ngày.

Ngày 7 sau chuyển phôi, mẹ bỉm thử que lên vạch mờ và những ngày sau dần rõ hơn. (Ảnh: NVCC)

Ngày 7 sau chuyển phôi, mẹ bỉm thử que lên vạch mờ và những ngày sau dần rõ hơn. (Ảnh: NVCC)

“Mình chuyển 2 phôi N5 lần 1. Sau chuyển phôi mình ngồi xe hơi 1 tiếng về nhà. Ở nhà mình đi lại nhẹ nhàng nhưng không nằm 1 chỗ, không leo cầu thang, nằm ngủ cạnh mép giường để lúc ngồi dậy không gồng bụng, tắm và đi vệ sinh ngồi ghế cao, không gập bụng cúi người.

Ngày 3-5 sau chuyển phôi thì nghỉ ngơi nhiều hơn vì đây là những ngày phôi làm tổ. Ngày 7 sau chuyển phôi, mình thử que lên vạch mờ, ngày 9 vạch đậm hơn xíu, ngày 11 đi xét nghiệm beta được 770 mình mừng muốn khóc, nhưng lúc này siêu âm chưa thấy. 14 ngày sau chuyển phôi, xét nghiệm beta lại cho an tâm lên được 4600 nhưng vẫn chưa chắc chắn được. Ngày 20 sau chuyển phôi theo lịch hẹn của bác sĩ mới đi siêu âm lại thì thai đã vào tổ rồi”, chị Thúy hạnh phúc kể về hành trình theo dõi sau chuyển phôi của mình.

Lần IVF này, chị đậu được 1 thai đơn nên mừng lắm. (Ảnh: NVCC)

Lần IVF này, chị đậu được 1 thai đơn nên mừng lắm. (Ảnh: NVCC)

Bà mẹ này cho biết, lần IVF này, chị đậu được 1 thai đơn nên mừng lắm. Cả thai kỳ của chị sau đó khá suôn sẻ và đã vượt cạn thành công.

“Mình nhả vía cho các mẹ mong con có thể IVF thành công và sớm đón được bé về gia đình nhé”, mẹ bỉm nói.

Tất tần tật quy trình thụ tinh trong ống nghiệm vợ chồng chuẩn bị làm IVF cần biết
Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn đang định nhờ cậy đến sự hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có rất nhiều thắc mắc về phương pháp này.

IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tập luyện cường độ cao, giảm cân quá nhiều, bỏ qua tiêm vaccine, tăng lượng vitamin đều có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn - Vô sinh