Hôm trước khi con dâu ở cữ sắp tròn 6 tháng phải đi làm trở lại sau sinh thì tôi mới lò dò sang nhà bà thông gia đón 2 mẹ con nó về nhà.
Vợ chồng tôi có tất cả 3 cậu con trai nên đồng nghĩa tôi có 3 con dâu. Ban đầu mới được làm mẹ chồng, tôi hồi hộp và chăm chút cho con cháu lắm. Nhưng sau khi đã có đủ 3 con dâu, trải nghiệm làm mẹ chồng rồi nên tôi cũng thấy bình thường.
Nếu như 2 con dâu trước, vợ chồng tôi cho các con ở chung đến tận sau khi hết cữ mới cho ra riêng thì con dâu thứ 3 ngay sau đám cưới, tôi cho các cháu ăn riêng luôn. Tất nhiên, nhà tôi mấy tầng lầu nên các con chỉ ăn riêng còn vẫn sống chung 1 nhà. Được cái con dâu thứ 3 cũng như 2 con dâu lớn đều tự giác và biết ý.
Con dâu thứ 3 cũng có công ăn việc làm ổn định nên từ ngày ra ăn riêng, cứ đi làm về là con chu toàn mọi việc bếp núc. Ngày cuối tuần, mang bầu nặng nhọc vậy nhưng con vẫn cố gắng đi chợ, làm sẵn một số thức ăn để tủ lạnh hoặc làm sữa chua, thạch, bánh ngọt để ăn vặt tiện lợi. Mỗi khi có món gì mới, con cũng hay mang xuống mời bố mẹ chồng thưởng thức.
Được cái con dâu thứ 3 cũng như 2 con dâu lớn đều tự giác và biết ý. (Ảnh minh họa)
Trước khi con dâu đi đẻ cũng đưa cho tôi 10 triệu bảo cầm để mua giúp đồ ăn và nấu nướng cho trong 2-3 tháng cữ. Con đưa tiền nhưng tôi không dám cầm vì ông nhà đe:
“Cả đời con dâu ở cữ có 1-2 lần nên bà không được cầm tiền của nó làm gì cho mang tiếng ra. Ông bà nội chẳng lẽ không chăm được ăn uống cho con cháu 3 tháng cữ sao”.
Vì thế tôi bảo con dâu cứ cầm lấy tiền đó, mọi chi phí ăn uống ở cữ 3 tháng ông bà nội lo vì vẫn có thể lo được. Các chi phí khác thì các con phải tự bỏ ra chi tiêu. Con dâu nghe thấy vậy thì cảm ơn rối rít.
Ngay sau khi xuất viện, con dâu và cháu về nhà ở cữ. Trộm vía cháu sơ sinh nhà tôi rất ngoan nên con dâu ở cữ nhàn nhã và có thời gian nghỉ ngơi hồi sức nhiều. Duy chỉ có việc chăm con ăn uống hàng ngày đối với tôi hơi vất vả. Ngày nào tôi cũng phải cho con ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Chưa kể hoa quả các thứ nữa.
Mỗi ngày đi chợ cho con dâu, tôi đều cầm 200 ngàn đi mà mua các thứ hết sạch. Đây chỉ là tiền mua thức ăn, hoa quả cho con dâu ăn ở cữ thôi. Còn chưa kể tiền thức ăn của tôi và ông nhà. Tôi kêu trời lên tốn kém thì ông nhà tôi bảo cấm được kêu la, không con tưởng bố mẹ xót tiền.
Vừa được 2 tuần ở cữ, vì sợ ông nhà nên tôi đã nghĩ ra một cách đó là tìm cách đuổi khéo con dâu và cháu đích tôn về nhà ngoại. Tôi bảo con về đó ở cho ông bà ngoại chăm cho thoải mái, sau 1-2 tháng sẽ qua đón 2 mẹ con nó về. Nào ngờ con dâu xin về ngoại luôn.
Tôi cứ cho 2 mẹ con con dâu ở bên thông gia mà chẳng ỏ ê gì. Ngay cả khi nghe con trai bảo vợ nó bị trĩ sau sinh tôi cũng chẳng quan tâm lắm vì bên ấy có bà thông gia lo hết. Chỉ có con trai cuối tuần đi làm về là sang đằng ngoại. Có lúc con dâu gọi về bảo sẽ cho cháu về nhà nội, tôi ra sức gàn rằng bên này nhà nhiều việc này kia. Ông nhà tôi cũng nhiều lần nhắc đón con cháu về nhưng tôi cứ lờ đi. Thật ra tôi sợ con về lại ăn uống tốn kém.
Tôi cứ cho 2 mẹ con con dâu ở bên thông gia mà chẳng ỏ ê gì. (Ảnh minh họa)
Cho tới hôm trước khi con dâu ở cữ sắp tròn 6 tháng phải đi làm trở lại sau sinh thì tôi mới lò dò sang nhà bà thông gia đón 2 mẹ con nó về nhà. Lâu không gặp con dâu mà nó chỉ chào hỏi xong rồi mặt lạnh lùng. Bà thông gia cũng chẳng niềm nở như trước mà chỉ chào hỏi cho phải phép. Thấy không khí căng thẳng nên tôi xin phép bà thông gia đón con dâu và cháu về. Lúc này bà thông gia mới thẽ thọt:
“6 tháng ở cữ con yếu như con tôm lột không chăm, giờ con cháu đã cứng cáp lại đòi đón về bên ấy. Hơn nữa sau sinh mẹ thằng bé còn bị trĩ, chảy máu trực tràng nên hàng tuần vẫn phải tới bác sĩ thăm khám và điều trị bà ạ. Vì thế, bà thông gia cứ về trước cho, đợi mẹ con nó đỡ hơn thì về bên ấy”.
Nghe thông gia nói vậy mà tôi ngượng tím mặt xin phép ra về. Thật sự đúng như bà ấy nói, tôi vì sợ tốn tiền và vất vả nuôi con cháu ở cữ mà không chăm con cháu mình. Đã vậy còn không biết con bị chảy máu trực tràng sau sinh nữa. Bỗng dưng tôi thấy có lỗi và không đáng mặt làm bà nội. Tôi sẽ giúp con dâu sớm điều trị dứt điểm tình trạng này để đón con về. Không biết có biện pháp gì ngăn chặn tình trạng chảy máu trực tràng sau sinh không?
Biện pháp ngăn chặn chảy máu trực tràng sau sinh
Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều bà mẹ gặp phải là chảy máu trực tràng sau sinh, tình trạng này gây đau và khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống người bệnh.
Chảy máu trực tràng xảy khi mang thai hoặc sau khi sinh thường là do bệnh trĩ gây giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng.
Bệnh trĩ tương đối phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối và trong những tuần sau khi sinh. Nếu rặn quá nhiều khi đi đại tiện hoặc đi đại tiện khó khăn do táo bón khiến những tĩnh mạch ở đại trực tràng bị phù nề có thể dẫn đến chảy máu.
Đi đại tiện khó do táo bón cũng có thể gây ra các vết nứt trên da ở hậu môn. Đây được gọi là vết nứt hậu môn và có thể gây ra triệu chứng khá đau, đặc biệt là trong và ngay sau khi đi đại tiện. Mặc dù đây là những nguyên nhân có khả năng cao nhất trong thai kỳ và sau khi bạn sinh con gây ra chảy máu trực tràng, nhưng một số bệnh đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến chảy máu trực tràng.
Vậy điều trị và hạn chế các triệu chứng chảy máu trực tràng sau sinh như thế nào? Dưới đây là một số mẹo để giúp ngăn ngừa chảy máu trực tràng:
Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Bạn có thể ăn ngũ cốc, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau tươi mỗi ngày. Sau khi ăn xong, bạn nhớ uống thêm một ly nước lớn.
Uống nhiều nước: Một ly nước ép trái cây mỗi ngày, đặc biệt là nước ép mận giúp trị chứng táo bón hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, bơi lội và tập yoga đều đặn có thể giúp giảm táo bón và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Ngồi đúng tư thế: Ngồi trên gối hoặc đệm mềm giúp loại bỏ áp lực lên trực tràng. Tương tự như vậy, ngồi trên một chiếc ghế bập bênh (rocking chair) hoặc một chiếc ghế tựa sẽ thoải mái hơn so với ngồi trên một chiếc ghế thẳng.
Giảm các hoạt động tạo áp lực lên trực tràng: Áp lực ở khu vực trực tràng là thủ phạm chính gây ra bệnh trĩ. Do đó, cần phải giảm các yếu tố góp phần vào áp lực trực tràng. Một số hoạt động hằng ngày hoặc bệnh lý làm tăng áp lực trực tràng và bạn cần hạn chế các hoạt động khi có nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ hiện có, từ đó phòng ngừa chảy máu trực tràng sau sinh.
Sử dụng kem trị bệnh trĩ: Sử dụng một loại kem để điều trị bệnh trĩ, có thể ở dạng thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc thuốc xịt có tác dụng làm giảm ngứa và khó chịu trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đặt bất kỳ vật dụng gì vào khu vực trực tràng, đặc biệt nếu bạn đã được phẫu thuật cắt tầng sinh môn hoặc nứt kẽ hậu môn.