Trái dừa tươi chúng ta biết đến thường được gọi là quả dừa. Tuy nhiên, ít ai biết nó là một trong những loại trái cây khó phân loại là quả hay là hạt.
Điều thú vị về trái dừa mà các bác sĩ thường xuyên mẹ bầu bổ sung vào thực đơn
Quả dừa rất ngọt và có xu hướng được ăn như trái cây, nhưng giống như các loại hạt, chúng có lớp vỏ bên ngoài cứng và cần phải bổ ra. Như vậy, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để phân loại chúng “dừa là quả hay hạt”, cả về mặt sinh học và từ quan điểm ẩm thực.
Để hiểu dừa là quả (trái cây) hay là hạt (quả hạch), điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa hai loại này. Về mặt thực vật thì quả là bộ phận sinh sản của hoa thực vật. Cơ quan này bao gồm buồng trứng chín, hạt và các mô lân cận. Định nghĩa này bao gồm các loại hạt và là một loại hạt kín.
Tuy nhiên, thực vật còn có thể được phân loại theo công dụng ẩm thực của chúng. Ví dụ, đại hoàng về mặt lý thuyết là một loại rau nhưng có vị ngọt tương tự như trái cây. Ngược lại, về mặt thực vật, cà chua là một loại trái cây nhưng có hương vị nhẹ, không nồng tương tự như các loại rau.
Quả dừa rất ngọt và có xu hướng được ăn như trái cây, nhưng giống như các loại hạt, chúng có lớp vỏ bên ngoài cứng và cần phải bổ ra.
Mặc dù có từ "hạt" trong tên của nó theo tiếng Anh (nut trong coconut), nhưng dừa là một loại trái cây - không phải là một loại hạt. Trên thực tế, dừa thuộc một danh mục phụ, gọi là drupes, được định nghĩa là những loại trái cây có phần thịt bên trong và hạt được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng. Nhiều loại trái cây khác cũng thuộc họ này, chẳng hạn như đào, lê, quả óc chó và hạnh nhân.
Quả dừa được bảo vệ bởi một tấm áo chia thành 3 lớp: lớp bên trong, lớp trung bì và lớp ngoài. Trong khi đó, các loại hạt không hề chứa các lớp bảo vệ này. Quả hạch là một loại quả có vỏ cứng, không mở ra để giải phóng hạt.
Trên thực tế, có nhiều quan niệm khác xung quanh vấn đề dừa là quả hay hạt. Một số nhà khoa học cho rằng dừa về cơ bản là một loại hạt trong khi những người khác cho rằng nó là một loại quả. Nhưng câu trả lời đúng ở đây sẽ là gì? Thật thú vị, một quả dừa có tất cả những yếu tố để trở thành cả 2 loại trên: vừa là một loại quả và cũng là một loại hạt.
Tại sao bác sĩ sản khoa thường khuyên mẹ bầu nên bổ sung quả dừa vào thực đơn?
Vì những lợi ích dưới đây mà bác sĩ thường xuyên mẹ bầu bổ sung trái dừa vào thực đơn trong thời kỳ mang thai:
1. Giảm cảm giác ốm nghén
Hầu hết phụ nữ đều bị ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thực tế cho thấy uống nước dừa có thể giúp ngăn chặn cảm giác buồn nôn và ốm nghén, đó là lý do tại sao bạn nên tiêu thụ nhiều dừa hơn trong ba tháng đầu tiên.
2. Giúp mẹ bầu sau khi sinh con về nhiều sữa
Nếu bạn có ý định nuôi con bằng sữa mẹ thì việc ăn dừa thường xuyên trong thai kỳ sẽ giúp sản sinh ra nguồn sữa mẹ dồi dào cho trẻ sơ sinh về sau này. Dừa có chứa axit lauric giúp cơ thể tạo ra lượng sữa mẹ dồi dào.
3. Cải thiện lưu thông máu:
Khi mang thai, lượng máu cũng cần lưu thông nhiều hơn giúp nuôi dưỡng thai nhi. Điều này sẽ khiến cơ thể của bà bầu bị sưng phù ở nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm cả cánh tay và chân và khiến bạn cảm thấy khó chịu và dễ bị đau khớp. Tuy nhiên, ăn dừa thường xuyên và sử dụng kem dưỡng ẩm gốc dầu dừa trên cơ thể sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và thậm chí giúp giảm đau khớp cho bà bầu.
4. Bổ sung chất béo cho thai nhi
Chất béo trong cùi dừa giúp đốt cháy mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Nhờ thế, ăn cùi dừa trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bà bầu bổ sung chất béo tốt cho sự phát triển của thai nhi, tăng lượng nước tiểu cũng như sữa mẹ.
Bà bầu cần lưu ý gì khi uống nước dừa?
Theo các chuyên gia, nước dừa là loại nước uống thiên nhiên sạch, có tác dụng giải khát. Trong nước dừa, ngoài tác dụng giải khát còn chứa nhiều chất khoáng, một tỷ lệ đường nhất định có tác dụng tốt với con người. Với thực phẩm có 4 tính là hàn, nhiệt, ôn, lương thì nước dừa có tính hàn.
Vì vậy với các bà bầu 3 tháng đầu, việc chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Nước dừa có tính hàn khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này có thể sẽ gây nên những tác động xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì vậy, khi mới mang thai mẹ bầu nên hạn chế thức uống này.
Tuy nhiên tùy sức khỏe mỗi người, chống chỉ định với các loại nước, thức ăn này có thể khác nhau. Có mẹ uống nước dừa, ăn rau đay... vẫn không sao, nhưng có mẹ thai yếu thì cũng có ảnh hưởng. Vì vậy mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ theo dõi thai kỳ cho mình để biết nên uống dừa bao nhiêu là đủ.