Một chế độ ăn lành mạnh, hoàn hảo sẽ giúp mẹ bầu tránh tăng cân mà thai nhi vẫn đủ chất.
Mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường của hầu hết chị em phụ nữ nhưng đi kèm với đó, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ tăng rất cao. Những gì bạn ăn trong 9 tháng mang thai là vô cùng quan trọng vì những dưỡng chất đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Chính vì thế, các chuyên gia luôn luôn khuyên mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất để tăng cân đạt chuẩn và thai nhi phát triển tốt nhất.
Trọng lượng chuẩn khi bầu bí
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 300calo mỗi ngày đối với phụ nữ hoạt động bình thường và cao hơn một chút với những người phải vận động nhiều. Ngoài calo, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm khoảng 50% các loại vitamin và khoáng chất. Đồng thời cần thêm 10gr protein mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, nhau thai và dịch tế bào ở người mẹ.
Lượng calo bổ sung mỗi ngày này phải đủ để mẹ bầu đạt mức cân nặng chuẩn là 11-13kg trong suốt thai kỳ. Nếu trước khi bầu bí, bạn chỉ khoản 40-42kg thì thời gian này cần tăng từ 14-16kg.
Thông thường, trong quý đầu mang thai, chị em chỉ nên tăng khoảng 1-2 kg. Từ tháng thứ 4 thai kỳ, mỗi tuần tăng khoảng 0,3-0,5kg là đủ. Sự tăng cân đều của người mẹ là dấu hiệu cho biết bạn đang có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học.
Suốt thai kỳ, chị em chỉ nên tăng từ 11-14kg. (ảnh minh họa)
Bạn đang thắc mắc, trọng lượng tăng lên đó được phân bổ thế nào? Xin chia sẻ với các mẹ:
Thai nhi: 3,2–3,6 kg
Nhau thai: 0,45-0,9 kg
Tử cung: 0,9 kg
Nước ối: 0,7-0,9 kg
Ngực mẹ bầu: 0,5 kg
Khối lượng máu: 1,2-1,4 kg
Chất béo: 2,3 kg
Mô, chất lỏng: 1,8-3,2 kg
Tổng cân nặng: 11-14 kg
Các mẹ bầu cần lưu ý, nếu bạn quá ít cân hoặc đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, cần đi khám dinh dưỡng ngay để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia. Các mẹ cũng cần chú ý đến những bệnh có thể gặp trong thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật… Nếu bạn đang thừa cân thì cần quan tâm hơn đến những bệnh kể trên. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ gây ra những vấn đề bất lợi cho cả hai mẹ con.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Những vitamin được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai bao gồm: axit folic, vitamin B-6, C, D, canxi, đồng, sắt và kẽm.
Những vitamin được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai bao gồm: axit folic, vitamin B-6, C, D, canxi, đồng, sắt và kẽm. (ảnh minh họa)
Axit folic được gọi là “siêu” vitamin vì nó rất có lợi cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, axit folic còn rất quan trọng để tạo hồng cầu (hình thành tế bào máu đỏ). Mức tiêu thụ dưỡng chất này là 600-800mg mỗi ngày. Nếu có thể hãy bổ sung axit folic ngay từ trước khi mang bầu. Cùng với việc uống viên nang bổ sung axit folic, mẹ bầu nên chú trọng đến những thực phẩm giàu dưỡng chất này như ra lá xanh đạm, ngũ cốc, gan, đậu Hà lan, bơ đậu phộng và măng tây.
Sắt: Mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm sắt vì sắt rất quan trọng trong việc cung cấp máu cho cơ thể của bạn và em bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần bổ sung thêm 30-60mg sắt mỗi ngày. Những nguồn thực phẩm dồi dào sắt bao gồm rau bina, rua lá xanh đậm, cá mòi, hoa quả sấy khô.
Canxi: Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng em bé. Sữa là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất này, vì vậy bà bầu nên uống từ 2-3 ly sữa mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm phô mai, sữa chua và phomat tiệt trùng. Nếu không bổ sung đủ canxi, cơ thể sẽ tự động lấy canxi từ xương của mẹ bầu để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Mức tiêu thụ canxi mỗi ngày khi mang bầu là khoảng 1.200mg.
Bà bầu cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản. (ảnh minh họa)
Chế độ ăn hoàn hảo cho mẹ bầu
Một chế độ ăn uống cân bằng, có lợi cho việc mang thai cần chứa 4 nhóm thực phẩm chính sau:
Chất đạm: bao gồm thịt, cá, gia cầm, trứng: Mỗi bữa ăn mẹ bầu cần đảm bảo phải ăn một lượng những thực phẩm trên (khoảng 100gam). Ngoài ra, các mẹ cũng cần ăn thêm các sản phẩm từ đậu, hạnh nhân, hạt điều…
Sữa: uống đủ 2-3 ly sữa mỗi ngày và ăn kèm thêm sữa chua, phô mai.
Rau quả: Nhóm này được chia thành 2 loại chính là thực phẩm chứa vitamin C và thực phẩm chứa beta carotene (có thể được chuyển đổi thành vitamin A khi cơ thể cần).
Những loại rau được khuyến khích cho bà bầu là: trái cây các loại, súp lơ, đu đủ chín, dưa hấu, rau bina, bông cải xanh…
Tinh bột: bao gồm cơm, ngũ cốc, bánh mì, đậu Hà Lan. Với nhóm thực phẩm này, mẹ bầu không nên bổ sung quá nhiều để tránh tăng cân mất kiểm soát.