Mang thai "khắt khe" như ở Nhật, bác sĩ không cho mẹ bầu tăng quá 10kg

Ngày 09/09/2018 10:07 AM (GMT+7)

Hành trình mang thai của một bà mẹ ở Nhật có rất nhiều điều thú vị và bất ngờ.

Đất nước Nhật Bản luôn gây bất ngờ vì những công nghệ "đi trước thời đại" và chế độ an sinh xã hội được nhiều người ví như thiên đường. Chính vì vậy, không có gì khó hiểu khi phụ nữ mang thai tại Nhật luôn nhận được sự đối đãi đặc biệt. Tuy nhiên, hành trình mang thai của một bà mẹ tại đất nước mặt trời mọc còn có rất nhiều điều thú vị khác. 

Mẹ bầu sẽ có giấy chứng nhận riêng 

Sau khi có dấu hiệu mang thai, mẹ Nhật sẽ thử thai tại nhà. Nếu kết quả dương tính, mẹ sẽ mang chiếc que này đến phòng khám thai hoặc bệnh viện để bác sĩ tiến hành siêu âm và xác nhận có phải mẹ đã thực sự mang bầu không. 

Đặc biệt, nếu kết quả cho thấy mẹ thật sự đang chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình, bác sĩ sẽ cấp cho mẹ một tờ giấy chứng nhận mang thai. 

Mang thai amp;#34;khắt kheamp;#34; như ở Nhật, bác sĩ không cho mẹ bầu tăng quá 10kg - 1

Phụ nữ mang thai ở Nhật luôn được ưu tiên đặc biệt. (Ảnh minh họa)

Khi mang tờ giấy này đến trung tâm tư vấn sức khỏe của tỉnh và hoàn thành một số thủ tục, mẹ sẽ được chính phủ công nhận là đang mang thai và được hưởng ưu đãi đặc biệt. Trung tâm cũng sẽ cung cấp cho mẹ 2 thứ cần thiết:

Sổ theo dõi khám cho mẹ và bé 

Đây là sổ khám dành cho bé từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi lớn lên. Điều đặc biệt là quyển sổ này được thiết kế với rất nhiều ngôn ngữ, phòng trường hợp mẹ là người nước ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mẹ lẫn bác sĩ khi khám thai.

Phiếu hỗ trợ chi phí khám thai 

Một trong những chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho các bà mẹ mang thai ở Nhật. Tùy theo từng tỉnh mà các mẹ sẽ được nhận chi phiếu với một số tiền nhất định. Mỗi lần khám thai mẹ cần mang sổ theo dõi và thẻ bảo hiểm để được miễn giảm chi phí khám thai.

Mang thai amp;#34;khắt kheamp;#34; như ở Nhật, bác sĩ không cho mẹ bầu tăng quá 10kg - 2

Sổ khám cho bé từ khi còn trong bụng mẹ đến khi lớn lên.

Mẹ bầu có dây đeo đặc biệt để được ưu tiên 

Các mẹ bầu Nhật Bản thường đeo trên túi một sợi dây có hình mẹ và bé cũng như dòng chữ "Trong bụng tôi đang có một thai nhi".

Mục đích của dây đeo này là để mọi người trên các phương tiện công cộng nhận ra và nhường chỗ cho các mẹ bầu ngồi xuống thuận tiện hơn. Đây là dây đeo chính phủ thiết kế dành riêng cho các mẹ. 

Mang thai amp;#34;khắt kheamp;#34; như ở Nhật, bác sĩ không cho mẹ bầu tăng quá 10kg - 3

Dây đeo chứng nhận mang bầu giúp mọi người nhận ra và đối xử ưu tiên với mẹ.

Học tiền sản hoàn toàn miễn phí 

Để chuẩn bị tốt nhất cho bố mẹ trong vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh, các lớp học tiền sản miễn phí được chính phủ mở thường xuyên. Ngoài ra, các mẹ sẽ được cung cấp một danh bạ bao gồm các tổ chức tư vấn dành cho mẹ bầu. Chẳng hạn như hội nuôi con bằng sữa mẹ, hội tư vấn trầm cảm cho mẹ,...

Rất nhiều sách về thai nhi cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ được trao tận tay mẹ bầu. Một số tỉnh còn có quà tặng dành cho mẹ bầu. Mẹ sẽ được nhận một catalog với rất nhiều danh sách sản phẩm. Mẹ có thể chọn 1 trong số đó, điền thông tin về sản phẩm. Sau đó quà sẽ được gửi đến. 

Bác sĩ kiểm soát chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu rất khắt khe 

Các bác sĩ ở Nhật khá khắt khe vấn đề dinh dưỡng của mẹ bầu. Đặc biệt là các vấn đề như kiểm soát cân nặng, huyết áp và lượng đường trong máu. Khi đi khám thai mẹ sẽ không bao giờ nhận được lời khuyên của bác sĩ là cần ăn nhiều cái này cái kia. Trái lại, bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu không nên để cân nặng tăng quá 10kg trong suốt thai kỳ. 

Mang thai amp;#34;khắt kheamp;#34; như ở Nhật, bác sĩ không cho mẹ bầu tăng quá 10kg - 4

Mẹ bầu ở Nhật luôn được khuyên kiểm soát cân nặng hợp lý, không tăng quá 10kg. (Ảnh minh họa)

Sinh mổ được hỗ trợ gần hết chi phí, sinh thường còn có tiền cầm về 

Các mẹ bầu ở Nhật gần như không gần lo lắng về vấn đề chi phí khi sinh con. Thông thường mẹ sẽ nhận được phiếu hỗ trợ chi phí sinh con khoảng 400 nghìn yên. Do đó, với một ca sinh mổ ở Nhật, tổng chi phí tầm 420 nghìn yên, mẹ chỉ cần trả 20 nghìn. 

Ngược lại nếu mẹ sinh thường với bà đỡ (được cấp chứng nhận của nhà nước), chi phí chỉ mất khoảng 180 nghìn yên. Số tiền 220 nghìn còn lại sẽ được tặng như một số tiền mừng em bé chào đời của nhà nước. 

Choáng ngợp với bệnh viện có giá đi đẻ 22 tỷ đồng tại Nhật Bản
Nhìn những hình ảnh này nhiều người lầm tưởng đó là căn phòng trong khách sạn xa hoa nhưng thực tế không phải. Đó là phòng sinh hạng sang tại một bệnh...
Minh An (Dịch từ All Japan)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhật ký mang thai