Mẹ bầu đăng ảnh tưởng chân xuống máu, bác sĩ nói "đi khám ngay kẻo nguy"

Ngày 04/04/2018 15:42 PM (GMT+7)

Khi mang thai, cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều, xuống máu chân hay bị giãn tĩnh mạch không phải là những trường hợp hiếm gặp.

Mới đây, trên một diễn đàn dành cho phụ nữ, chị có nick Facebook N.A.Đ chia sẻ về hiện tượng mình gặp phải trong quá trình mang thai. 

Mẹ bầu đăng ảnh tưởng chân xuống máu, bác sĩ nói amp;#34;đi khám ngay kẻo nguyamp;#34; - 1

Những hình ảnh thu hút sự quan tâm của chị em phụ nữ.

Theo chia sẻ thì những hình ảnh trên được ghi lại lúc người mẹ này mang bầu được gần 7 tháng. Chị chia sẻ như sau: “Có mẹ nào bị xuống máu chân như em không ạ? Cứ trở trời lại bị đau không đi được”.

Mẹ bầu đăng ảnh tưởng chân xuống máu, bác sĩ nói amp;#34;đi khám ngay kẻo nguyamp;#34; - 2

Hình ảnh khiến nhiều người lo lắng và đồng cảm với nhân vật.

Ngay lập tức bài chia sẻ của chị nhận được sự quan tâm của chị em phụ nữ, hầu hết họ đều đồng cảm và khuyên người mẹ đi khám bác sĩ vì có khả năng chị bị giãn tĩnh mạch.

Trao đổi với bác sĩ Thân Trọng Thạch - GV Bộ môn Sản, trường ĐH Y Dược TP.HCM, hiện công tác tại BV Hùng Vương về trường hợp của bà mẹ trên, bác sĩ cho biết: “Khi có hiện tượng như trên, bà bầu ngay lập tức phải đến khám chuyên khoa xem có bệnh lý về giãn tĩnh mạch hay không.

Nếu bị giãn tĩnh mạch sẽ rất nguy hiểm trong thai kỳ, rất dễ tạo những cục máu đông di chuyển trong cơ thể bất kì lúc nào. Máu đông di chuyển vào mạch máu chân, tay rồi có thể di chuyển đến não, tim; do vậy cũng khá nguy hiểm.

Những trường hợp bị giãn tĩnh mạch khi mang thai khá ít gặp. Tuy nhiên có thể bệnh nhân đã có những dấu hiệu bị trước đó mà không biết, đến khi có thai bệnh mới biểu hiện rõ hơn. Những trường hợp bị giãn tĩnh mạch nặng sẽ phải phẫu thuật mạch máu. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu trên các mẹ phải đi khám để xác định xem đó có phải là giãn tĩnh mạch không, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai kì”.

Mẹ bầu đăng ảnh tưởng chân xuống máu, bác sĩ nói amp;#34;đi khám ngay kẻo nguyamp;#34; - 3

Bị giãn tĩnh mạch dễ dẫn đến đông máu nên mẹ cần đi khám ngay.

Đối với những trường hợp bị giãn tĩnh mạch, ngoài hình dạng tĩnh mạch ngoằn nghèo mất thẩm mỹ thì các triệu chứng như phù chân, đau và yếu; nặng chân cũng sẽ xuất hiện. Một số trường hợp có đổi màu sắc ở vùng cổ chân.

Đôi khi tĩnh mạch giãn có thể trở nên xơ cứng, đỏ, đau và có thể hình thành một số cục máu đông gọi là huyết khối. Nếu nghi ngờ các triệu chứng của huyết khối trong tĩnh mạch trong khi mang thai, lập tức phải gặp ngay bác sĩ để kiểm tra.

Phương pháp giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch cho các bà mẹ mang thai

Ngay khi có bầu, các bà bầu nên lưu ý một số các hoạt động cũng như chế độ ăn uống để phòng tránh hiện tượng giãn tĩnh mạch như:

- Ăn uống điều độ để duy trì một vóc dáng cân đối, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang bầu. Bất kỳ một sự thừa cân nào cũng là nguyên nhân khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trầm trọng hơn.

- Nên thường xuyên đi bộ để giúp máu huyết lưu thông tốt. Tuy nhiên chỉ hoạt động vừa sức. Mẹ cũng không nên mang vác hay xách đồ nặng để tránh gia tăng áp lực lên các mạch máu.

Mẹ bầu đăng ảnh tưởng chân xuống máu, bác sĩ nói amp;#34;đi khám ngay kẻo nguyamp;#34; - 4

Mẹ bầu không nên nằm hay ngồi quá lâu, thường xuyên vận động sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. (Ảnh minh họa)

- Xoa kem giữ ẩm lên bụng mỗi tối trước khi đi ngủ, kể cả lúc bạn mới có bầu mà chưa xuất hiện giãn tĩnh mạch. Việc làm này khiến cho làn da bạn được co giãn tốt cùng với sự phát triển của em bé trong bụng.

- Tránh ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, bạn nên vận động hay tranh thủ đi lại giữa các quãng thời gian nghỉ ngơi khi làm việc.

- Tránh mặc quần áo quá chật, làm cản trở sự lưu thông của các mạch máu. Nên chọn quần áo co giãn tốt. 

- Ngồi ở tư thế thoải mái, không bắt chéo chân gây dồn ép cho tĩnh mạch. Nên kê cao chân khi ngồi hay nằm. Không nên ngồi hay đứng một tư thế quá lâu.

- Mẹ có thể cử động các khớp cổ chân để lưu thông máu.

- Nên nằm ngủ nghiêng sang bên trái và nên có gối kê sau lưng. Tĩnh mạch chủ nằm dưới ở phía bên phải nên cách nằm này giúp mẹ giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch ở chân và bàn chân.

Mẹ bầu đăng ảnh tưởng chân xuống máu, bác sĩ nói amp;#34;đi khám ngay kẻo nguyamp;#34; - 5

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi là nằm nghiêng về phía bên trái. (Ảnh minh họa)

- Không nên mang giày cao gót tránh cho trọng lượng cơ thể mất cân bằng và đổ về một phía.

- Mẹ có thể massage nhẹ nhàng cơ thể khoảng 45 phút mỗi ngày để giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.

- Việc chống lại chứng suy giãn tĩnh mạch thường mất nhiều thời gian và mẹ bầu nên kiên trì. 

Bị ngứa nhưng bác sĩ cho thuốc không uống, bà mẹ hốt hoảng khi sinh ra con da xanh
Khi mổ lấy thai cho Tiểu Ni, chính các bác sĩ cũng phải ngạc nhiên vì em bé bị phủ một lớp màu xanh trên da.
Hoàng Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác