Mẹ bầu sinh con nặng 5,4kg tại ở cơ sở y tế huyện trước sự bất ngờ của mẹ và bác sĩ

Thảo Nguyên - Ngày 08/02/2023 16:00 PM (GMT+7)

Qua siêu âm trước sinh cho sản phụ Phú Thọ 21 tuổi, các bác sĩ đánh giá thai to, trọng lượng em bé lớn hơn mức bình thường nên chỉ định sinh mổ.

Ngày 7/2/2023, các bác sĩ Trung tâm y tế Hạ Hòa (Phú Thọ) cho biết vừa thực hiện phẫu thuật thành công lấy thai cho sản phụ 21 tuổi, bé trai chào đời có cân nặng lên đến 5,4kg.

Sản phụ vừa mới sinh con tên là N. T. T. A, 21 tuổi ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Khi mang thai 39 tuần 1 ngày thì bị cạn ối, được người nhà đưa đến viện. Qua siêu âm, các bác sĩ đánh giá thai to, trọng lượng em bé lớn hơn mức bình thường nên chỉ định sinh mổ.

Sau hơn 1 tiếng phẫu thuật mổ đẻ, bé trai chào đời nặng 5,4kg trước sự bất ngờ của mẹ và y bác sĩ. Hiện, sức khỏe của cả mẹ và bé đều tốt, bé trai bú tốt, không phát hiện bất thường.

Sau hơn 1 tiếng phẫu thuật mổ đẻ, bé trai chào đời nặng 5,4kg trước sự bất ngờ của mẹ và y bác sĩ.

Sau hơn 1 tiếng phẫu thuật mổ đẻ, bé trai chào đời nặng 5,4kg trước sự bất ngờ của mẹ và y bác sĩ. 

Theo các bác sĩ, cân nặng bình thường của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 2,8 - 3,5kg nếu sinh đủ tháng. Một thai nhi nặng hơn 3.5kg thì sẽ được gọi là thai to và cần được theo dõi sát sao, nguy cơ cao hạ đường huyết vì nhu cầu năng lượng nhiều hơn.

Để tránh mang bầu thai quá to, bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên có chế độ ăn hợp lý và thường xuyên khám thai định kỳ. Đối với trẻ sơ sinh có cân nặng lớn thì cha mẹ cần phải theo dõi thường xuyên. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần cho bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Nguyên nhân khiến các sản phụ mang thai quá lớn

Đề cập đến những nguyên nhân khiến nhiều thai nhi có cân nặng “vượt chuẩn”, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y tế Thái Hà (Hà Nội) từng cho biết: Cân nặng của một đứa trẻ trong bụng mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn do di truyền, tức là bố mẹ cao to, khỏe mạnh sẽ dễ sinh ra những đứa trẻ nặng cân hơn bình thường hoặc người mẹ đã sinh nhiều lần, con sau có thể sẽ to hơn con trước.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của thai phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng, thai nhi hấp thu tốt cũng khiến cân nặng của đứa trẻ phát triển hơn. Tuy nhiên mẹ bầu ăn nhiều tinh bột, đường, ngủ nhiều, ít vận động dẫn đến mắc đái tháo đường thai kỳ được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi phát triển “vượt trội” trong bụng mẹ.

Nếu các bác sĩ đã chỉ định là thai to, thai phụ nên chọn phương pháp sinh mổ để hạn chế những tai biến cho cả mẹ và con. Sau khi sinh, với những em bé nặng cân, cần cho bé đi khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời xử lý nếu có bất thường xảy ra.

Từ việc sản phụ hạ sinh em bé nặng 7.3kg và những tác hại khi sinh con nặng cân
Với cân nặng vượt trội của mình, em bé sơ sinh này vừa sinh ra đã "nổi như cồn", chính mẹ của bé cũng ngạc nhiên với cân nặng của con.

Câu chuyện đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu