Mẹ bầu song thai 23 tuần bỗng tử cung tụt nhanh và cuộc khâu cấp cứu khiến 3 bác sĩ toát mồ hôi hột

Thảo Nguyên - Ngày 03/01/2023 09:00 AM (GMT+7)

Trong những ca cấp cứu khâu cổ tử cung, nhiều khi chỉ cần 1 mình bác sĩ Khanh thực hiện nhưng riêng ca này dù đã có 2 bác sĩ phụ nhưng ê-kip vẫn toát mồ hôi hột.

Sản phụ Vũ Thanh Miền là một trong những bệnh nhân bị hiếm muộn nhiều năm nay. Nhiều lần đi chữa hiếm muộn và vô sinh ở các bệnh viện, chị Miền trải qua rất nhiều lần chọc trứng và chuyển phôi. Nhưng may mắn đều chưa mỉm cười với chị.

Lần chuyển phôi vừa rồi cũng là lần chuyển cuối cùng bởi chị Miền đã hết sạch phôi. Tuy nhiên may mắn đã đến với người vợ hiếm muộn này.

Lần chuyển phôi cuối cùng, may mắn đã đến với người vợ hiếm muộn này. (Ảnh minh họa)

Lần chuyển phôi cuối cùng, may mắn đã đến với người vợ hiếm muộn này. (Ảnh minh họa)

“Ngày có bầu lại còn bầu song thai, tôi tưởng mình đang nằm mơ. Bao năm hiếm muộn, giờ có tin vui khiến tôi ôm mặt khóc rưng rức. Nhưng bên cạnh đó, tôi vẫn canh cánh nỗi lo riêng trong thai kỳ của mình. Bởi bác sĩ bảo tôi có tử cung không giống người bình thường. Tử cung của tôi bị mắc một bệnh lý gọi là bệnh tuyến cơ tử cung hay còn gọi là lạc nội mạc trong cơ tử cung”, chị Miền kể lại.

Theo chị Miền cho biết, bị lạc nội mạc trong cơ tử cung khiến tử cung bị xơ hóa và kích thước rất lớn. Ngay cả khi chị Miền không mang thai thì tử cung của chị đã to tương đương như đang có thai 4 tháng. Vì vậy, quá trình mang thai của chị Miền hứa hẹn gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề phải đối mặt.

“Và quả thật trong quá trình siêu âm, bác sĩ chuyên khoa còn phát hiện nhiều vấn đề bất thường khác của tôi như: bất sản xương mũi ở thai nhi, bất thường mạch máu tại tim... Đã vậy, tôi còn bị tiểu đường thai kỳ. Với nhiều bệnh lý như vậy nên suốt thời gian mang thai, tôi thường xuyên phải nằm viện nội tiết điều trị và theo dõi”, chị Miền nói.

Thậm chí việc khâu cổ tử cung dự phòng với chị Miền không được các bác sĩ quyết định từ đầu bởi thời kỳ đầu mọi thứ với thai phụ này vẫn khá ổn. Chỉ đến khi chị mang bầu 23 tuần, qua thăm khám định kỳ thấy cổ tử cung tụt nhanh, các bác sĩ đã quyết định khâu cấp cứu cho sản phụ.

Nam bác sĩ sản khoa Hoàng Văn Khanh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội – người trực tiếp thăm khám và khâu cổ tử cung cho sản phụ Miền cho biết: “Do bệnh lý lạc nội mạc trong cơ tử cung nên cổ tử cung của mẹ bầu Miền cũng phì đại. Vì thế, việc khâu cổ tử cung là vô cùng khó khăn. Để ca thủ thuật diễn ra an toàn, tôi phải cần đến 2 bác sỹ phụ mới có thể khâu được cho chị. Cả ê-kip toát mồ hôi hột trong quá trình thực hiện. Cũng may quá trình khâu đã thành công”.

Cả ê-kip toát mồ hôi hột trong quá trình thực hiện. (Ảnh: BSCC)

Cả ê-kip toát mồ hôi hột trong quá trình thực hiện. (Ảnh: BSCC)

Bác sĩ Khanh cũng cho biết, suốt quá trình điều trị sau khâu cho chị Miền cũng nhiều vất vả cam go vì chị có nhiều cơn gò và thường xuyên phải vào viện.

Cuối cùng, dù đã rất tích cực theo sát thai kỳ của chị Miền thì tử cung vẫn bị xơ hóa, nhiều cơn gò xuất hiện không cắt được. Nhận thấy chúng khó có thể chứa được 2 em bé đủ tháng như thai phụ và bác sĩ mong muốn nên 34 tuần chị Miền đã được chỉ định phải cắt chỉ để sinh mổ.

“Dù không sinh đủ tháng như nhiều sản phụ khác nhưng 2 em bé nhà tôi đã chào đời khỏe mạnh. Điều này cũng là quá đủ cho gia đình tôi rồi”, chị Miền kể.

Mẹ bầu 22 tuần nhập viện vì cổ tử cung mở 3cm, ối căng phồng khiến bác sĩ cũng sợ
Thời điểm bệnh nhân nhập viện là khi cổ tử cung đã mở 3cm, ối căng phồng: “Thật sự lúc đó chỉ khám thôi, nhìn thấy cái đầu ối vậy thì bác sĩ cũng run sợ chứ chưa nói đến việc có khâu được hay không".

Biến chứng thai kỳ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lạc nội mạc tử cung