Mẹ bầu U37 ăn nhầm món “sát thủ tủ lạnh”, thai nhi 31 tuần lấy ra mùi không chịu nổi

Ngày 24/05/2019 18:59 PM (GMT+7)

Vì sự tồn tại của em bé trong bụng, các bà mẹ mang thai nên cẩn trọng mỗi ngày trong chuyện ăn uống.

Asya (tên nhân vật đã được thay đổi) là một bà mẹ sinh con thứ hai ở tuổi 37, sinh sống tại Hàng Châu, Trung Quốc. Hai tuần trước, Asya đã lấy một món cá để lại trong tủ lạnh 2 ngày trước và làm nóng lên rồi ăn. Ban đầu đây chỉ là một bữa ăn rất bình thường, nhưng sau đó, nó gần như đã hủy hoại cuộc sống của Asya và đứa trẻ trong bụng.

Mẹ bầu U37 ăn nhầm món “sát thủ tủ lạnh”, thai nhi 31 tuần lấy ra mùi không chịu nổi - 1

Vào ngày thứ hai sau bữa ăn, Asya bắt đầu yếu ớt và cảm thấy cơ thể mình hơi nóng. Cô nghĩ rằng đứa trẻ trong bụng đang quấy. Asya không quan tâm, không đến bệnh viện và nghỉ ngơi ở nhà trong ba ngày. .

Sau ba ngày nghỉ ngơi, các triệu chứng mệt mỏi và sốt đã được cải thiện, nhưng Asya dần dần bị đau bụng dưới. Vì đã có kinh nghiệm sinh con trước đó, cô biết rằng đây là hiện tượng co thắt và ngay lập tức đến Bệnh viện Phụ nữ Hàng Châu cùng gia đình.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ phát hiện ra các chỉ số về bạch cầu và protein phản ứng tăng đáng kể. Điều này cho thấy khả năng nhiễm trùng trong tử cung. Nếu nhiễm trùng, sản phụ không những chỉ có thể phá thai mà còn phải đối mặt với nhiều xét nghiệm sau khi sinh.

Asya khi đó mới nói với bác sĩ rằng hai ngày trước, cô nhận thấy chuyển động của thai nhi là bất thường, nhưng cô không nghĩ quá nhiều vào thời điểm đó. Các bác sĩ tức tốc tiến hành mổ thai cho Asya.

Mẹ bầu U37 ăn nhầm món “sát thủ tủ lạnh”, thai nhi 31 tuần lấy ra mùi không chịu nổi - 2

Khi tử cung mở ra và thai nhi được đưa ra ngoài, các bác sĩ không thể thở nổi. Nước ối trong tử cung đã đục và có màu vàng, trong khi đứa bé có màu xám và có trương lực cơ thấp. Điểm sinh chỉ là 4 điểm (trên 10). Các tế bào bạch cầu đạt hơn 60.000 (trẻ sơ sinh bình thường thường dưới 20.000), có thể bị nhiễm trùng huyết nặng và được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh ngay lập tức.

Vào ngày thứ hai sau ca phẫu thuật, kết quả nuôi cấy nước ối, nhau thai và máu sơ sinh thu được từ nước ối Asya được gửi đến: Một lượng lớn khuẩn Listeria đã được nuôi cấy trong nước ối và máu của em bé. Tại thời điểm này, thủ phạm gây ra sinh non của Asya đã “lộ diện”.

“Sát thủ tủ lạnh”

Theo đó, loại vi khuẩn gây sinh non và “đầu độc” nước ối của bà mẹ 37 tuổi chính là Listeria. Đây là một loại vi khuẩn kỵ khí có khả năng sống sót mạnh mẽ và phân bố rộng rãi trong tự nhiên.

Không giống như các vi khuẩn khác, Listeria vẫn có thể phát triển và sinh sản trong tủ lạnh ở nhiệt độ lạnh, và thậm chí tồn tại trong tủ đông ở -20 ° C trong 1 năm, vì vậy nó còn được gọi là "sát thủ tủ lạnh". Các vi khuẩn này có nhiều cơ hội để xâm nhập vào thực phẩm của con người, dẫn đến nhiễm khuẩn các sản phẩm gia cầm tươi và chế biến, thịt, trái cây, sữa tươi, phô mai và cá hồi hun khói.

Mẹ bầu U37 ăn nhầm món “sát thủ tủ lạnh”, thai nhi 31 tuần lấy ra mùi không chịu nổi - 3

Phụ nữ mang thai có thể không có triệu chứng rõ ràng sau khi bị nhiễm trùng Listeria, và cũng có thể có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ...

Khi Listeria bị nhiễm bào thai qua nhau thai, thai nhi sẽ dễ diễn đến bất thường, sảy thai, sinh non. Trước đây, đã có nhiều báo cáo về sản phụ phải phá thai và thai chết lưu do nhiễm Listeria trên khắp thế giới. Sau khi nhiễm Listeria, ngay cả khi trẻ sơ sinh sống sót, có nguy cơ cao bị viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và thậm chí chậm phát triển trí tuệ, và tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30%.

Vì sự tồn tại của em bé trong bụng, các bà mẹ mang thai nên cẩn trọng mỗi ngày trong chuyện ăn uống để tránh loại “sát thủ tủ lạnh” này.

Ngày càng nhiều mẹ bầu bị thai ngoài tử cung, nguyên nhân tại 3 thói quen của đàn ông
Đàn ông khi quan hệ cứ làm thế này sẽ gây hại cho sức khoẻ sinh sản người vợ.
Hạ Mây/SN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con 2019