Công việc của tôi khá bận lại thường xuyên đi công tác xa nhà, không có thời gian quan tâm đến vợ bầu. Cũng may có mẹ rồi nên tôi rất yên tâm.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Ngay khi biết vợ mang thai, tôi đã đón mẹ từ quê lên. Tôi là con trai một, em gái đã kết hôn về nhà chồng, bố tôi mất rồi nên sau này chắc chắn vợ chồng tôi sẽ đón mẹ lên sống cùng. Đón mẹ lên sớm nhờ bà chăm vợ tôi khoảng thời gian cô ấy mang thai, sinh con, ít nữa nhờ bà trông cháu để vợ đi làm lại.
Vợ tôi nghỉ làm ngay sau khi cấn bầu vì sức khỏe cô ấy không tốt. Công việc của tôi khá bận lại thường xuyên đi công tác xa nhà, không có thời gian quan tâm đến vợ bầu. Cũng may có mẹ rồi nên tôi rất yên tâm. Vợ tôi là người phụ nữ hiền lành và biết điều, mẹ thì rất thương các con, tôi chẳng có gì lo lắng.
Cuối cùng cũng đến ngày vợ tôi nhập viện sinh con. Cô ấy sinh thường, mẹ khỏe con khỏe khiến tôi mừng rỡ vô cùng. Mẹ vợ mất sớm nên chỉ có tôi và mẹ chăm cô ấy trong bệnh viện. Ngày đầu tiên vợ sinh xong, bữa trưa mẹ tôi từ nhà vào viện xách theo chiếc cặp lồng cháo, hỉ hả kể: “Mẹ nấu cháo tôm đấy, ngon ngọt bổ dưỡng lắm, con ăn nhanh đi cho nóng”.
Mẹ vợ mất sớm nên chỉ có tôi và mẹ chăm cô ấy trong bệnh viện. (Ảnh minh họa)
Nhìn nụ cười tươi rói trên gương mặt mẹ mà tôi chết sững, còn vợ tôi thì im lặng không nói gì. Bà vẫn chưa phát hiện ra sự bất thường của các con, còn nhiệt tình mở cặp lồng lấy thìa múc cháo muốn bón cho con dâu ăn. Vợ cười gượng không biết phải phản ứng thế nào. Nhìn cảnh tượng đó, tôi tức giận vô cùng, lao đến giật cặp lòng cháo thơm phức ném ngay vào thùng rác.
“Vợ con bị dị ứng tôm khá nặng đấy mẹ ạ. Cô ấy vừa sinh xong, nếu bị dị ứng thì phải làm thế nào? Mẹ không biết điều đó ư?”, tôi chất vấn mẹ khiến bà ngây ngẩn cả người.
Lúc đó tôi mới biết thực tế mẹ không quan tâm gì tới con dâu cả. Suốt thời gian vợ tôi mang bầu, cô ấy luôn là người làm mọi việc trong nhà, nấu nướng dọn dẹp và tự chăm sóc bản thân. Thậm chí cô ấy còn phải phục vụ thêm mẹ chồng. Mẹ tôi chưa một lần nấu món gì cho con dâu bồi dưỡng, bởi thế bà không biết việc cô ấy bị dị ứng tôm. Một chi tiết nhỏ cũng cho thấy toàn bộ bản chất vấn đề. Sự nhiệt tình với con dâu bà thể hiện chỉ là diễn trước mắt tôi mà thôi.
Tôi hỏi vợ sao không kể lại với mình, cô ấy cười bảo không muốn tôi thêm bận lòng. Không có mẹ chồng, cô ấy vẫn phải tự chăm sóc bản thân, có thêm bà thì cô ấy thêm chút việc mà thôi, không có gì nặng nhọc để phải ca thán.
Tôi thật sự rất thất vọng về mẹ. Bà và vợ là hai người phụ nữ quan trọng mà tôi muốn đối xử tốt với cả hai. Tôi cứ nghĩ bà hiểu điều đó và thật lòng đón nhận con dâu. Nhưng thậm chí tới khi cô ấy sinh cháu nội cho mẹ mà bà vẫn đối xử với vợ tôi như vậy.
Trước mắt tôi nghĩ mẹ và vợ chưa thể sống chung với nhau được nên tôi bảo bà cứ về quê. Bà còn khỏe mạnh, tạm thời vẫn sống một mình được. Còn vợ, thời gian cô ấy ở cữ tôi sẽ thuê người chăm sóc. Tôi cũng giảm bớt công việc để có thể về nhà sớm.
Dù đã thuê người nhưng tôi vẫn muốn tự tay chăm sóc vợ thêm để cô ấy khỏi tủi thân. Tôi muốn hỏi những lưu ý khi chăm sóc mẹ bỉm sữa trong thời gian ở cữ?
Dù đã thuê người nhưng tôi vẫn muốn tự tay chăm sóc vợ thêm để cô ấy khỏi tủi thân. (Ảnh minh họa)
Chăm sóc toàn diện cho mẹ bỉm sữa thời gian ở cữ
Ở cữ sau sinh là giai đoạn để cơ thể mẹ nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng sau thai kỳ vất vả cũng như sinh con khó nhọc. Việc ở cữ sau sinh đúng cách giúp mẹ lấy lại sức khỏe, vóc dáng và sinh lực nhanh chóng, đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Ở cữ bao lâu?
Thông thường, thời gian ở cữ kéo dài khoảng 6 - 10 tuần tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và tình trạng phục hồi của mẹ sau sinh.
Ở cữ nên ăn gì?
Để đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ cũng như hỗ trợ mẹ phục hồi cơ thể sau đẻ nhanh chóng, bạn cần chú ý vấn đề dinh dưỡng cho mẹ sau sinh.
- Thực phẩm nhiều canxi, protein và khoáng chất: Các loại thực phẩm cung cấp canxi, protein và khoáng chất giúp làm mới các tế bào mô, đẩy nhanh quá trình lành vết thương, tổn thương bên trong cơ thể mẹ sau sinh. Canxi có khả năng hồi phục, tăng cường cho răng và xương, giãn cơ, hỗ trợ đông máu, ngăn ngừa loãng xương… Theo các nghiên cứu, trung bình một ngày bé sơ sinh cần 250 - 350mg canxi từ mẹ. Chính vì thế mẹ cần bổ sung lượng canxi, dưỡng chất từ thực phẩm như sữa ít béo, phô mai, các loại đậu, hạt vừng…
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin có tác dụng tăng cường sản sinh tế bào, sửa chữa các mô bị tổn thương trong quá trình vượt cạn, đẩy nhanh quá trình lành vết thương do sinh mổ… Ngoài ra, vitamin còn hỗ trợ sản xuất collagen, nuôi dưỡng tế bào da mới. Mẹ có thể dung nạp vitamin từ các loại thực phẩm như bông cải xanh, rau cải bó xôi, cam, đu đủ, dưa hấu, dâu tây, bưởi, khoai lang…
- Thức ăn nguyên hạt: Các loại hạt giàu carbohydrate giúp duy trì năng lượng cho cơ thể mẹ sau sinh, giúp nguồn sữa mẹ dồi dào. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều sắt, chất xơ và axit folic hỗ trợ mẹ ngủ ngon, hồi phục sức khỏe… Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sản phụ sau sinh bao gồm lúa mì, lúa mạch, gạo nâu…
- Thực phẩm giàu chất sắt: Mẹ cần bổ sung lượng sắt lớn hao hụt trong quá trình sinh nở. Sắt giúp duy trì nồng độ hemoglobin, tăng sinh hồng cầu, hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch, đẩy nhanh quá trình hồi phục thể trạng của mẹ. Mẹ có thể bổ sung chất sắt thông qua các thực phẩm sau lòng đỏ trứng, thịt bò, gan bò, trái cây khô…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt, giảm nguy cơ táo bón diễn ra ở mẹ sau sinh: trái cây tươi, yến mạch, đậu lăng, sữa chua, nấm, cà rốt, rau ngót, rau dền…
- Chất lỏng: Các loại đồ uống, chất lỏng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ sung nước cho cơ thể sản phụ. Mẹ có thể bổ sung nước đầy đủ thông qua các cách sau: nước ép trái cây, trà thảo dược lợi sữa, uống đủ nước từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Thực phẩm khác: Bên cạnh các thực phẩm cho mẹ ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học đã gợi ý trên, mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống viêm rất tốt cho sản phụ sau sinh như nghệ, tỏi, gừng.
Ở cữ sau sinh đúng cách
- Tắm gội: Sau sinh cơ thể cần được giữ ấm và sạch. Nếu sinh vào mùa lạnh, bạn cần nằm trong phòng ấm, có lò sưởi càng tốt. Bà đẻ cũng không cần quá kiêng khem theo quan niệm người xưa “1 tháng sau mới được tắm”. Thời tiết nóng nực cũng như bạn phải chăm sóc con nhỏ nên cơ thể tiết nhiều mồ hôi, sinh vi khuẩn. Bạn có thể tắm rửa, gội đầu, đánh răng, giữ vệ sinh cơ thể bằng nước ấm và phải thực hiện nhanh, nhẹ nhàng. Lưu ý sau khi tắm gội cần lau khô ngay tránh bị nhiễm lạnh.
- Tập thể dục: Để cơ thể sớm hồi phục, bà bầu ở cữ không nên nằm một chỗ hoặc ít vận động. Vận động sớm rất tốt, giúp máu huyết lưu thông, sản dịch thoát dễ dàng, phòng ngừa thuyên tắc mạch. Song bạn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, massage, hay chỉ đơn giản là thực hiện các động tác tay chân đơn giản. Đặc biệt, bà bầu ở cữ tuyệt đối không được mang vác nặng, làm việc lao động nặng.
- Chế độ nghỉ ngơi: Giai đoạn ở cữ là giai đoạn rất tốt để lấy lại sức khỏe, bên cạnh về ăn uống, việc ngủ đủ giấc cho bà mẹ là điều hết sức quan trọng, ngoài công việc cho con bú ngày và đêm, khoảng cách giữa các lần cho con bú, các bà mẹ nên ngủ và nằm ngả lưng. Trung bình mỗi ngày thời gian ngủ 8 - 9 tiếng. Trong thời gian ngủ ở các bà mẹ, cơ thể lấy lại sức khỏe, năng lượng và sự tiết sữa của tuyến vú đang làm việc. Đồng thời tránh được trầm cảm của bà mẹ sau sinh, cũng như tránh được sự ít sữa ở các bà mẹ.