Hai kiểu ông chồng điển hình trong viện sản: Chị em kẻ mừng, người khóc ròng vào nhận chồng

Ngày 12/12/2018 05:50 AM (GMT+7)

Sau thời gian quan sát, bà mẹ này đã "đúc rút" ra quan điểm được chị em rần rần ủng hộ.

Anh chồng trẻ ôm hôn động viên vợ khi đau đẻ.

Mang thai, sinh nở vốn được coi là thiên thức của chị em phụ nữ. Vậy nhưng trong quá trình thực hiện thiên chức ấy, phụ nữ rất cần sự động viên, chăm sóc, sẻ chia của chồng bởi ai cũng biết mang thai hay sinh con đều rất khó khăn, vất vả. Tuy nhiên không phải anh chồng nào cũng thấu hiểu và thực hiện được điều này. 

Gần đây, một bà mẹ bỉm sữa đã chia sẻ trên mạng xã hội hai kiểu đàn ông mà chị rút ra sau nhiều tháng nằm trong bệnh viện phụ sản. 

Chị H.T viết: "Đợt này phải nằm viện lâu lại hay ra vào bệnh viện phụ sản, tôi thấy trên đời có hai loại đàn ông:

Loại thứ nhất: điện thoại, điện thoại, điện thoại và điện thoại.

Các chị vợ bầu thì mệt mỏi, những chị vợ vừa đẻ xong (thường là mổ nên mới phải nằm lại viện lâu) thì đau đớn. Còn các đức anh chồng thì 99% thời gian sẽ cắm mặt vào cái điện thoại. Chẳng cần biết vợ mình đang như thế nào, bảo xếp hàng thì xếp hàng, bảo nộp tiền thì nộp tiền. Mang tiếng vào nằm chăm vợ đẻ cũng nằm dài thượt ra, không điện thoại thì cũng sẽ ngủ quên trời quên đất ra cái điều, vất vả, mệt. Những cặp như thế tôi không nhìn thấy sự đối thoại giữa họ.

1% thời gian còn lại thay vì hỏi: "Sao rồi em? Em cảm thấy thế nào? Mệt không em? Đau không em?" Thì họ sẽ hỏi: "Thế con thì sao rồi?". Tuyệt nhiên chẳng có câu nào là dành cho người vợ.

Thiết nghĩ, sao các anh không cưới luôn cái điện thoại rồi bảo nó đẻ con cho nhỉ? Sống vô tâm ích kỷ như thế và yêu điện thoại như thế không ai chấp nhận được. 

Hai kiểu ông chồng điển hình trong viện sản: Chị em kẻ mừng, người khóc ròng vào nhận chồng - 1

Anh chồng ngồi bóp chân cho vợ mới sinh được chị em khen ngợi.

Loại thứ hai là kiểu người như anh chồng trong ảnh.

Đây là giường ngay kế bên giường tôi nằm cũng như một số ít và hiếm hoi vài người người chồng khác ở trong viện mà mình được chứng kiến. Vợ nằm chịu đựng từng cơn đau kéo đến, vật vã với nó, sống chết với nó. Còn anh chồng thì liên tục nắm tay vợ và thủ thỉ: "Đau lắm không em? Cố gắng chịu khó tí em nhé. Anh thương em!", "Anh xoa chỗ này có đỡ đau được chút nào không em?", "Có cần anh gọi bác sỹ không em? Bây giờ em thấy trong người thế nào rồi?". 

Còn những lúc chị vợ bớt đau, anh chồng ngồi vuốt tóc vợ, ngắm nhìn vợ, thủ thỉ nói chuyện nọ chuyện kia cùng vợ. Hay đơn giản như bạn đang thấy trong ảnh đấy, anh ấy bóp chân cho vợ.

Ơn trời là dù ít, trên đời vẫn có những người chồng như thế để tiếp thêm lòng tin và sự hi vọng mong manh trong chúng tôi. Nếu không chắc đàn bà bọn tôi sẽ thà mang danh gái ế, gái độc không con, chứ sẽ quyết không đời nào sinh con cho đàn ông như loại 1". 

Hai kiểu ông chồng điển hình trong viện sản: Chị em kẻ mừng, người khóc ròng vào nhận chồng - 2

Chị em cùng nhau "xếp loại" cho chồng.

Sau khi tổng kết hai kiểu đàn ông mà mình chứng kiến, bà mẹ này cũng nói lên nỗi lòng của nhiều chị em phụ nữ về mong muốn chồng biết quan tâm, chăm sóc ít nhất là khi mang thai, sinh nở. 

"Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn đơn côi một mình. Đàn nào cũng có nỗi khổ riêng, tôi hiểu. Nhưng các anh ạ, bọn tôi sinh ra làm kiếp đàn bà, nỗi khổ mà bọn tôi phải gánh nó khủng khiếp hơn các anh tưởng tượng rất nhiều. Chúng ta cùng nhau xây dựng gia đình đấy, cùng nhau kiếm tiền, cùng nhau chịu khổ, nếu có ra khơi chúng ta cũng có thể cùng nhau. Nhưng trong những giờ phút sinh tử như lúc vượt cạn bọn tôi lại chỉ có một mình thôi. May thì sống, mà không may, thì chết! Đọc hai câu trên các anh hiểu được mấy phần?", chị viết. 

Bài đăng nói hộ "tiếng lòng" phụ nữ củ bà mẹ này ngay lập tức thu hút đông đảo chị em quan tâm với hơn 1300 lượt thích và hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận. 

Bên cạnh việc "gật gù" ủng hộ quan điểm quá chuẩn của bà mẹ này thì chị em cũng không quên điểm danh xem chồng mình thuộc kiểu nào. Người thì "than ngắn thở dài" vì chồng đúng kiểu vô tâm như số 1 nhưng cũng không ít mẹ tranh thủ vào "khoe" chồng soái ca chẳng kém loại 2. 

Hai kiểu ông chồng điển hình trong viện sản: Chị em kẻ mừng, người khóc ròng vào nhận chồng - 3

Những anh chồng "soái ca" cũng không hề hiếm.

Bà mẹ T.L.Đ bình luận: "Chồng mình thì không xoa chân xoa cẳng hay nói lời yêu thương như kia nhưng thay hộ cái bỉm đầy sản dịch, xúc hộ bát cơm rồi bế con đi tắm rửa tiêm tủng. Đến bây giờ con gần 2 tuổi mà mình vẫn chưa 1 lần biết trông con buổi đêm. Bầu đứa thứ 2 mình nghén ngủng thì 1 tay chồng làm hết từ cho đứa lớn ăn, đưa đi học, tắm rửa, ị, đái. Sáng mua đồ ăn cho vợ, thèm ăn gì có mặt ngay tức khắc. Không nói lời đường mật nhiều, chỉ thể hiện bằng hành động". 

Chị T.T cũng hào hứng khoe: "Chồng mình chuẩn loại 2 đây. Bóp chân cho vợ, bế con đi tắm, đi tiêm, dìu vợ tập đi, dìu vợ đi vệ sinh còn lau sản dịch cho vợ. Lúc nào cũng lo lắng, hở 1 tí là đòi đi kêu bác sĩ. Lúc ra viện thì quấn trùm vợ như ninja vì sợ gió. Dù điều kiện không bằng người ta nhưng lấy được chồng thương vợ thương con là mình thấy quá may mắn rồi". 

Nhiều chị em cũng không quên "tag" chồng vào bài viết để nhắc nhở. Mong rằng sau khi lắng nghe "tiếng lòng" của vợ, ông chồng nào cũng biết thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ với phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ mang bầu, sinh nở. 

Vợ chịu đau đẻ thấu trời, chồng soái ca ra sức dỗ dành khiến chị em thi nhau tag chồng
Anh chồng "soái ca" liên tục ôm hôn và nhẹ nhàng động viên vợ trong lúc cô đau đớn, nhăn nhó khi chuyển dạ.
Ngọc Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Khi vợ mang bầu