Theo chị Thu Trang, dùng tay vắt dễ thông tia sữa hơn là vắt máy, đồng thời cũng cho ra lượng sữa nhiều hơn.
Sau khi sinh con, hầu hết tất cả mối quan tâm của các mẹ là làm cách nào để sữa "nhanh về" và nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ngay sữa hoặc biết cách kích sữa dồi dào cho con.
Hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh, chính vì thế, ngay từ sớm, chị Đinh Thu Trang (Hải Phòng) đã tìm hiểu rất nhiều sách báo, kinh nghiệm của những mẹ "đi trước" về cách "gọi sữa sau sinh", "kích sữa dồi dào sau sinh" để có thể yên tâm thực hiện sau đó.
Chị Đinh Thu Trang và con gái Phạm Khánh An, hiện gần 4 tháng tuổi.
Tính đến thời điểm này, bé Phạm Khánh An - con gái của chị Trang đã gần 4 tháng tuổi nhưng vẫn luôn được bú sữa mẹ đầy đủ và dồi dào. Chính vì thế, bé đạt được cân nặng (hiện tại gần 7kg) và sự phát triển về thể chất khá tốt.
Dưới đây là những chia sẻ của chị Thu Trang dành cho các mẹ trong việc "tìm kiếm" nguồn sữa mẹ tốt nhất cho con.
Trong lúc bầu các mẹ có sữa non tuyệt đối không được nặn, đầu tiên là nguy hiểm tới em bé vì kích thích tử cung, thứ hai là làm dập nang và tắc tia sữa. Chị em chỉ cần lót khăn hay miếng lót sữa, tắm lau chùi nhẹ nhàng ngực và đầu ti là được.
Mình còn học hỏi được một mẹo dân gian nữa là trước khi đi đẻ, nếu con trai thì 7 lá, con gái 9 lá mít để sẵn trong tủ bao giờ đi đẻ nhờ người nhà nấu sẵn, lấy nước nhúng lược chải xuôi theo bầu ngực xuống ti.
Sau khi sinh các mẹ nên kiên trì cho con bú.
Về hút sữa, khi hút nếu ngực có cục cứng nên chườm nóng massage nhẹ để mềm rồi mới hút. Theo mình thì vắt tay sẽ dễ thông tia hơn hút máy vì khi mình dùng máy hút kiệt không ra giọt nào mà chuyển vắt tay vẫn được 40 đến 90ml (do ngực mình không đều).
Vì thế, các mẹ có thời gian cố gắng hút tay. Khi hút tay thì chỉ vuốt từ bầu ngực xuống quầng thâm và bóp vắt tại quầng thâm không được bóp đầu ti, đầu ti sẽ không ra sữa mà còn làm tắc và viêm nang sữa.
Đối với những mẹ có cơ địa ít sữa chịu khó hút sữa theo cữ, trước lúc hút mọi người nên uống cốc sữa bò (hoặc ngũ cốc) nóng và ngọt. Đắp khăn nóng lên bầu ngực, lau sạch đầu ti trước khi vắt. Trong lúc hút cũng nên uống cốc nước nóng. Tuy nhiên, nếu vắt mà không ra sữa mom lấy khăn sạch nóng lau massage bầu ngực và dùng tay vuốt xuôi từ bầu ngực xuống quầng thâm và bóp sữa tại quầng thâm chứ không bóp đầu ti, lau ấm lại vắt.
Ăn móng giò không nhiều sữa mà chỉ khi kết hợp với những rau lợi sữa là đinh lăng, đủ đủ xanh, hoa chuối, quả sung mới có thể đạt được mục tiêu.
Bữa đầu tiên sau sinh ăn móng giò ninh đinh lăng, bữa thứ 2 ăn nhiều lá thì sẽ giúp sữa thơm mà đặc.
Quan trọng là các mẹ uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít, thậm chí là 3-4 lít (bao gồm cả sữa, nước canh, chè) nước ấm càng tốt, sữa về nhanh hơn.
Để sữa đặc chị em chịu khó ăn nhiều đồ đạm và protein như thịt bò, cá, tôm, thịt gà các loại đỗ và rau xanh (trừ các loại rau gây mất sữa ra như lá lốt, bắp cải, mùi tây, cần tây, bạc hà, rau rút).
Trước mỗi lần cho con bú các mẹ có thể uống cốc sữa bò nóng đặc, ngũ cốc nóng cho ngọt, đồ ăn nóng mà ngọt rất kích sữa.
Các mẹ mua các loại đỗ như đen, đậu đỏ, đỗ tương, vừng đen, hạt sen khô… khoảng 10 loại (2kg). Sau đó về rửa sạch bỏ hạt nổi phơi khô, rang vàng đến chín.
Đem số hạt này xay thành bột mịn. Nếu có điều kiện mua thêm hạt Chia về xay cùng. Cho vào lọ đậy kín.
Mỗi lần uống lấy 4-5 thìa (tùy đặc loãng), cho thêm sữa đặc và nên uống ngọt chút, uống nóng sữa sẽ về nhiều.
Có 2 loại: Một là sữa vẫn ra hoặc thành ít tia mà ngực có một số cục nhỏ thường xảy ra ở những mẹm con bú không hết bầu ngực hoặc con bú lắt nhắt, mẹ vắt không hết sữa.
Cách chữa: dùng lá đinh lăng sao vàng uống, còn ngực trườm nóng vắt tay cho đến khi ngực xẹp hẳn, đơn giản hơn là vắt bớt một lượng sữa và để cho bé ti nốt, lực hút bé mạnh sẽ làm tan cục.
Còn trường hợp 2 nặng hơn là cương to không ra tia hoặc chỉ nhỏ giọt bé bú khó và mẹ thì bị đau nổi hạch ở lách. Trường hợp này rất dễ dẫn đến viêm và có mủ, bị áp xe.
Đầu tiên là chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại cho ngực mềm nặn sữa bằng tay.
Ngoài ra có thể dùng lá bồ công anh tươi, giã nát nước cho để uống, còn bã đắp hai bên ngực, khô lại thay đắp hoặc lá bắp cải úp hai bên ngực.
Cách nữa là đu đủ xanh rửa sạch xay nát quấn quanh ngực hoặc chỗ căng tức, nóng để 5 đến 10 phút lại nghỉ, rồi đắp tiếp ngay làm 2 đến 3 lần.
Tất cả hai trường hợp đền phải chườm nóng và vắt hết sữa trong bầu, dù lúc đầu hơi đau nhưng khi có tia sẽ rất nhanh và uống lá đinh lăng sao vàng đun nước hoặc lá bồ công anh khô nấu nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm do bản thân mình đã học được từ các mẹ khác và áp dụng thành công, hy vọng sẽ có ích cho mọi người. Chúc các mom luôn có nguồn sữa dồi dào cho con yêu khỏe mạnh.