Thấy hoàn cảnh đứa trẻ tôi cũng thương nhưng nghĩ bản thân đang 1 nách 3 con, riêng chỉ chăm thôi đã chật vật lắm rồi chưa nói tới chuyện tài chính ăn học cho chúng. Vậy nhưng khi tôi nói không thể nhận nuôi, mẹ chồng lại gây sức ép.
Tôi với chồng cưới nhau năm nhưng sinh con đầu lòng bị tim bẩm sinh không may mất lúc 1 tuổi. Từ lúc con bỏ đi, tôi gầy mòn vì đau buồn. Chồng động viên:
“Duyên của con với mình chỉ ngắn thế. Giờ lo giữ sức khỏe sinh thêm bé nữa”.
Cũng may sau đó trời thương cho tôi sinh sòn sòn liên tiếp 3 cô con gái xinh xắn đáng yêu. Dù đúng là sinh con 1 bề nhưng tôi vẫn hạnh phúc, nghĩ cứ cố hết sức nuôi dưỡng chăm sóc các con để chúng ăn học nên người là được. Chồng tôi anh cũng không ý kiến. Riêng mẹ chồng tôi thi thoảng có thở dài bảo:
“Giá kể có mụn con trai để có đủ nếp đủ tẻ thì vẫn hơn”.
Dù đúng là sinh con 1 bề toàn gái thật nhưng tôi vẫn hạnh phúc, nghĩ cứ cố hết sức nuôi dưỡng chăm sóc các con để chúng ăn học nên người là được. (Ảnh minh họa)
Cả tôi và chồng đều gạt đi bảo:
“Chúng con không quan trọng trai gái. Với bọn con, có con là có phúc”.
Rồi 5 năm trước tự nhiên mẹ chồng tôi mang về nhà một đứa trẻ tầm 5 tháng bảo:
“Hoàn cảnh thằng bé tội lắm con ạ. Không có bố, mẹ nó mang bầu nó được đâu 28 tuần thì bị tiền sản giật. Vào viện cấp cứu người ta chỉ cứu được con, không cứu được mẹ. Nó được ông bà ngoại chăm nhưng ông bà nó nghèo lắm, ông nó lại mới mất, bà thì bị lòa không nuôi nổi. Nhà mình tuy không giàu có nhưng vẫn đủ cái ăn. Các con nhận thằng bé về nuôi tạo phước con ạ”.
Thấy hoàn cảnh đứa trẻ tôi cũng thương nhưng nghĩ bản thân đang 1 nách 3 con, riêng chỉ chăm thôi đã chật vật lắm rồi chưa nói tới chuyện tài chính ăn học cho chúng. Vậy nhưng khi tôi nói không thể nhận nuôi, mẹ chồng lại tuyên bố:
“Chúng mày không nuôi thì mẹ nuôi. Mẹ nhịn ăn nhịn mặc lo cho nó là được chứ gì”.
Chẳng còn cách nào vợ chồng tôi đành làm theo ý bà. Chồng tôi hiểu những lo lắng của vợ, anh động viên:
“Em yên tâm, về kinh tế anh đảm bảo lo được cho các con có cuộc sống đủ đầy. Thôi mình nhận nuôi thằng bé cũng là làm phúc. Nó cũng như con mình, bỏ tội lắm”.
Cả gia đình tôi đều thương con, riêng chồng rất chiều chuộng thằng bé, đi đâu về cũng mua quà nên nó cuốn bố. Thoáng chốc đã 5 năm trôi đi nhưng thằng bé chẳng biết nói, trí não phát triển chậm. Tôi đưa đi khám nhiều lần, bác sĩ nói nó bị hội chứng Down di truyền. Thương con mấy năm nay chúng tôi vẫn kiên trì đưa đi khắp các viện mặc dù bác sĩ đã nói rõ có chữa trị cũng không cải thiện được nhiều.
Năm trước mẹ chồng tôi phát hiện mắc trọng bệnh phải nằm viện mấy tháng trời. Hôm đó tôi mang đồ ăn vào cho bà, không ngờ vừa bước tới cửa đã nghe bà nói với con trai:
“Không biết mẹ còn sống được bao lâu, con nhớ chăm sóc thằng cu Bo, phải yêu thương nó nhiều hơn. So với 3 chị nó, thằng bé chịu thiệt thòi hơn”.
“Mẹ cứ yên tâm. Cả 4 đứa đều là con ruột của con, con sẽ yêu thương như nhau”.
Tôi nghe chồng nói thế mà rụng rời chân tay, lao vào túm luôn anh tra hỏi:
“Anh nói cái gì, cu Bo là con ruột của ai?”
Tôi nghe chồng nói thế mà rụng rời chân tay, lao vào túm luôn anh tra hỏi cu Bo là con ruột của ai. (Ảnh minh họa)
Lúc đó chồng tôi ú ớ không nói được gì. Mẹ chồng thì khóc lóc thú thật mọi chuyện. Hóa ra cách đây mấy năm trong chuyến công tác xa nhà, chồng tôi từng ăn nằm với 1 người phụ nữ, 2 người có con chung chính là cu Bo. Sinh được vài tháng, cô gái đó mất trong vụ tai nạn giao thông, cu Bo bị Down do di truyền nhà ngoại. Mẹ chồng và chồng tôi đã bày kế đón thằng bé về lừa tôi nhận làm con nuôi để họ được đường hoàng đón đứa con rơi của anh về sống cùng nhà.
Đau đớn, uất ức vì bị lừa dối suốt mấy năm, tôi làm ầm mọi chuyện. Mẹ chồng đang bệnh cứ khóc lóc van xin nhưng tôi vẫn quyết ly hôn. Chưa kịp nộp đơn thì bà mất, làm đám tang cho mẹ xong chồng cũng quỳ xuống xin tha thứ.
Tôi suy nghĩ rất nhiều, thực ra mọi chuyện đã xảy cách đây mấy năm, giờ cô bồ kia cũng đã mất. Tội nhất vẫn là thằng cu Bo, dù nó không phải ruột thịt của tôi nhưng bao năm chăm sóc, nâng niu tôi đã coi thằng nhỏ là con đẻ của mình. Nhưng cứ nghĩ tới những lừa dối, phản bội của chồng tôi lại uất ức, khó mà tha thứ được. Giờ lòng tôi đang rối như tơ vò, bỏ thì thương, vương thì tôi, không biết tính sao mọi người ạ.
Thời điểm sàng lọc phát hiện nguy cơ hội chứng down ở thai nhi
Hiện nay, bệnh down ở thai nhi là một gánh nặng rất lớn đối với gia đình và xã hội vì nó là một bệnh lý không thể chữa khỏi được. Do vậy việc tầm soát bệnh down ở thai nhi có ý nghĩa rất quan trọng.
Với sự phát triển của y học ngày nay, con người có thể phát hiện được đến 90% các trường hợp mắc hội chứng Down từ khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ.Tuy nhiên để tầm soát bệnh lý này cần phải dựa trên sự phối hợp giữa yếu tố tuổi mẹ, siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm các dấu ấn sinh học thai (PAPP-A, free beta HCG) trong máu mẹ ở tuổi thai từ 11 tuần -13 tuần 6 ngày.
Lưu ý, việc sàng lọc này cần được tiến hành khi thai nhi ở giai đoạn từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày tuổi, bởi vì dấu hiệu da gáy này chỉ xuất hiện trong giai đoạn từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày tuổi, sau 14 tuần, da gáy trẻ sẽ có xu hướng trở về bình thường nhưng điều này không có nghĩa là thai sẽ bình thường.