Bố chồng tôi mất 2 năm thì mẹ chồng tôi ốm nặng. Biết không qua khỏi, bà đã gọi các con về để lập di chúc chia tài sản.
Vợ chồng tôi là út nhưng lại thành trưởng vì anh trai trưởng của chồng lập gia đình xong thì vào Nam làm ăn sinh sống. Vợ chồng cưới xong ở với bố mẹ, thay anh trưởng gánh trọng trách chăm sóc ông bà, lo chuyện họ mạc đôi bên.
Nói về con cái thì bố mẹ chồng tôi cũng sinh đông, 2 trai, 3 gái. Mấy cô con gái sống gần đó nhưng họ ích kỷ, lúc nào cũng chỉ tính toán sao cho có lợi bản thân, hoạnh họe em dâu khổ sở.
Người ta vẫn bảo: “Con gái mà lấy chồng gần, có bát canh cần nó cũng mang cho” nhưng thực tế các chị chồng tôi thì ngược lại, chẳng mấy khi họ biếu bố mẹ được đồng quà tấm bánh. Mỗi lần sang là chỉ nhằm con gà con vịt nào ăn được, 1 là thịt hai là xin về. Tới mẹ chồng tôi còn phải bảo:
“Mấy chị con tuy cũng đi làm dâu nhưng chúng nó suy nghĩ nông cạn, sân si lắm. Con là em, thôi cứ 9 bỏ làm 10, đừng chấp nhặt với các chị”.
Mẹ chồng tôi hiền lành, thương con dâu lắm.
Mẹ chồng tôi là người hiểu chuyện, thương con dâu nên cũng vì bà mà tôi chẳng chấp. Có điều mấy anh em nhà chồng sống bạc tới mức không thể chấp nhận nổi.
Buồn hơn cả, cưới 3 năm vợ chồng tôi vẫn không có con. 2 đứa đi khám mà không tìm ra nguyên nhân. Vợ chồng cũng mua thuốc thang, tẩm bổ, rồi ai chỉ đâu có thuốc hay, thầy giỏi đều tìm tới mà tình hình vẫn chẳng cải thiện. Trong khi 2 vợ chồng chỉ làm công nhân, tài chính eo hẹp. Mẹ chồng tôi thương 2 đứa, có lần bà để dành được 10 triệu bảo cho tôi mua thuốc thang. Đúng lúc bà đưa tiền thì 2 chị chồng tôi tới nhìn thấy. Họ giành lại tiền rồi mắng mẹ thiên vị. Từ hôm ấy, tôi bảo bà không phải cho tiền mình nữa.
Cách đây 5 năm, bố chồng tôi ốm, con trai cả và 2 cô con gái không một ai về chăm sóc toàn để vợ chồng em út. Tới khi ông mất, họ thi nhau tổ chức mai táng thật to để lấy tiếng với hàng xóm láng giềng cũng là để thu tiền phúng viếng.
Chồng tôi biết sống, không chấp nhặt với anh trưởng nên mẹ hiểu và cũng hợp tính anh hơn. Chính vì thế mà lúc nào bà cũng tâm sự:
“Phần đời còn lại mẹ chỉ ở với vợ chồng 2 đứa. Mẹ biết các con sẽ vất vả với mẹ nhưng chỉ ở với vợ chồng các con mẹ mới thấy vui vẻ, thoải mái”.
Bố chồng tôi mất 2 năm thì mẹ chồng tôi ốm nặng. Biết không qua khỏi, bà gọi các con về để lập di chúc chia tài sản. Ngoài căn nhà cấp 4 ọp ẹp trong ngõ sâu đang ở thì bà còn 1 mảnh đất rộng 100m2 ngoài mặt đường. Mảnh đất ấy đẹp, anh trưởng nhận luôn để lại căn nhà cũ nát cho vợ chồng tôi. Đêm ấy bà trở bệnh chỉ có 2 vợ chồng tôi túc trực. Trước phút lìa đời, bà dúi vào tay mình 1 chiếc chìa khóa gỉ, miệng như muốn trăng trối điều gì nhưng không kịp nói đã tắt thở.
Trước phút lìa đời, bà dúi vào tay mình 1 chiếc chìa khóa gỉ, miệng như muốn trăng trối điều gì nhưng không kịp nói đã tắt thở.
Không biết đó là khóa gì bởi không có ổ khóa nào trong nhà vừa với khóa đó. Nhưng là vật bà trao tay trước khi nhắm mắt nên tôi vẫn giữ suốt 2 năm coi như kỷ vật của mẹ. Hôm vừa rồi dọn chiếc tủ cũ của bà để chuyển sang nhà kho, tôi phát hiện bức tường sau tủ có 1 hốc sâu, trong đó có để 1 chiếc hộp gỗ cổ được khóa bằng 1 ổ khóa chắc chắn. Chợt nghĩ tới chiếc khóa mẹ chồng đưa cho lúc hấp hối, tôi vội lấy ra mở. Thật không ngờ bên trong hộp đó là chục cây vàng với mảnh thư nhắn nhủ của mẹ chồng nói rằng đó là quà bà dành riêng cho vợ chồng tôi:
“Số vàng này mẹ dành dụm cho 2 đứa đi chữa bệnh để sinh con. Các con đã vất vả vì gia đình nhiều rồi. Đây là món quà cuối đời cũng là lời cảm ơn của mẹ gửi tới 2 con”.
Đọc những dòng chữ yếu ớt những ngày cuối đời của mẹ chồng, tôi thương bà thắt ruột và hiểu được tâm sự bà muốn trăng trối cùng mình trước phút lìa xa trần thế chính là lo chuyện con cái cho vợ chồng tôi. Bởi vậy với tôi chục cây vàng ấy không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần vô giá bởi đó chính là tấm lòng thương yêu bà dành cho vợ chồng tôi.
May mắn hơn cả, nhờ có tiền mẹ chồng cho, vợ chồng tôi mới đủ tài chính để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Giờ chúng tôi đã có 2 bé, 1 trai 1 gái bụ bẫm đáng yêu. Tôi nghĩ rằng dưới suối vàng, mẹ chồng tôi cũng mừng cho vợ chồng tôi lắm.
Cách điều trị vô sinh không rõ nguyên nhân
Chữa vô sinh không rõ nguyên nhân có thể được điều trị dựa theo kinh nghiệm của bác sĩ. Điều này có nghĩa là kế hoạch điều trị dựa trên kinh nghiệm lâm sàng và một số phỏng đoán như:
- Khuyến nghị thay đổi lối sống (giảm cân, bỏ hút thuốc, tránh căng thẳng )
- Tiếp tục cố gắng tự thụ thai (nếu bạn trẻ) trong sáu tháng đến một năm tới
- Sử dụng thuốc Clomid hoặc gonadotropin cùng với IUI trong ba đến sáu kỳ kinh
- Điều trị IVF trong 3 đến 6 kỳ kinh
- Hoặc thực hiện phương pháp điều trị IVF với người thứ ba (như sử dụng trứng hiến tặng hoặc người mang thai hộ)