Rụng tóc, mụn trứng cá, nám da,... luôn là những ám ảnh khủng khiếp với chị em sau khi sinh.
Mang thai là quãng thời gian hoàn toàn tuyệt diệu khi người phụ nữ thực hiện thiên chức của mình. Tuy nhiên, cùng với niềm vui là những thay đổi mà cơ thể phải trải qua. Đối với một số phụ nữ, những thay đổi khó coi này thậm chí còn đến tận sau khi sinh con.
Tin tốt là có nhiều cách để khôi phục lại vẻ đẹp rạng ngời trước khi mang thai và thậm chí còn đẹp hơn. Trong bài báo này, bạn sẽ tìm thấy các giải pháp để bạn có thể chăm sóc bản thân sau sinh.
Mụn trứng cá
Phụ nữ mang thai dễ bị mụn trứng cá hơn do nồng độ progesterone và estrogen tăng lên trong cơ thể. Sự biến đổi hoóc-môn này khiến da tiết quá nhiều dầu, khi kết hợp với chất bẩn và đồ trang điểm có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này có thể dẫn đến mụn bùng nổ nhiều tháng trong và sau khi sinh.
- Giải pháp:
Mụn trứng cá có thể rất khó để điều trị, đặc biệt khi bạn cho con bú sữa mẹ. Những gì bạn có thể làm là gắn bó với một chế độ vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ nhiều nhất các vết bẩn. Một lựa chọn tốt tẩy trang hàng ngày, sau đó dùng sữa rửa mặt nhẹ không chứa cồn.
Những sản phẩm trị mụn hầu hết đều không tốt khi mẹ đang cho con bú. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn để làm sạch sâu các lỗ chân lông của bạn bằng cách sử dụng sản phẩm với benzoyl peroxide vì nó là lựa chọn an toàn nhất để kiểm soát mụn trứng cá khi bạn cho bú sữa mẹ.
Nám
Sự xuất hiện của vết nám trên da cũng có thể xảy ra do kết quả của progesterone và estrogen cao trong thai kỳ. Sự gia tăng các hoocmon này kích hoạt sản xuất quá mức tế bào bạch cầu tạo ra những sạm da.
Vết nám thường tập trung nhiều ở má, môi, mũi và trán. Các vết nám thường biến mất sau khi sinh nhưng nó cần nhiều thời gian để biến mất hoàn toàn.
- Giải pháp:
Để giảm nguy cơ bị nám da, bà bầu cần thoa kem chống nắng phổ rộng với ít nhất SPF 30. Nếu vết nám không hết hoàn toàn một năm sau khi sinh, bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị nám.
Quầng thâm dưới mắt
Thiếu ngủ cùng với sự gia tăng mức độ hooc-môn tạo nên quầng thâm, và thậm chí bọng mắt. Mặt khác, máu lưu thông không đều, mất nước hoặc thiếu sắt, Vitamin C và axit folic có thể khiến đôi mắt trông mệt mỏi.
- Giải pháp:
Một giải pháp nhanh chóng là bổ sung nhiều nước. Để bổ sung chất dinh dưỡng, chị em nên ăn uống lành mạnh và uống bổ sung vitamin tổng hợp. Để điều trị các quầng thâm xung quanh mắt, bạn có thể thử các loại serum bán không cần toa hoặc kem mắt có chứa SPF. Và cuối cùng, ngủ đủ giấc.
Suy tĩnh mạch
Máu lưu thông nhiều hơn cộng với dao động nội tiết tố có thể dẫn đến sự giãn nở các mạch máu - làm cho chúng trở nên nổi bật và dễ nhận thấy hơn. Những sợi tĩnh mạch màu đỏ nổi lên chằng chịt quanh mặt, cổ, ngực và chân. Tình trạng này có thể kéo dài đến ba tháng sau khi sinh, thậm chí không bao giờ hết.
- Giải pháp:
Bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị laser nhằm điều trị suy tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị an toàn và có thể phù hợp với bất cứ ai.
Rụng tóc
Một trong những vấn đề đáng báo động nhất mà nhiều phụ nữ gặp phải sau khi sinh là rụng tóc. Trong thời kỳ mang thai, hoóc-môn làm tóc mọc nhiều hơn và bóng mượt hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh con, việc rụng tóc quá nhiều có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc rụng tóc chỉ là tạm thời và thường, nó không dễ nhận thấy.
- Giải pháp
Sau khi sinh, tránh dùng nhiều nhiệt hoặc hóa chất vào mái tóc của bạn. Thay vào đó, luôn sử dụng các sản phẩm chống rụng tóc và dầu dưỡng sau khi gội. Nếu tình trạng rụng tóc quá nhiều, chị em có thể sử dụng lcác thực phẩm có chứa chất chống oxy hoá. Hạn chế buộc tóc quá chặt.
Vết rạn da
Các vết rạn da thường xuất hiện nhiều trong 3 tháng cuối thai kì. Vết rạn da có thể mờ dần nhưng không hết biến mất hoàn toàn theo thời gian. Với phụ nữ, rạn da sau sinh thường xuất hiện ở bụng, ngực, mông và đùi.
- Giải pháp
Trong khi mang thai, chị em cần giữ ẩm cho da. Ngay sau khi tắm, chị em nên bôi luôn dầu dưỡng ẩm. Nếu vết rạn quá tối màu, chị em có thể điều trị bằng laser.
Thừa cân
Chuyện mang thai bao giờ cũng đi kèm với tăng cân, cùng với đó là lớp mỡ thừa sau sinh. Điều lý tưởng để làm là duy trì cân nặng tăng trong phạm vi khỏe mạnh để tránh các biến chứng.
- Giải pháp
Để trở lại hình dạng bình thường sau khi sinh, điều đầu tiên bạn có thể làm là ngủ đủ giấc và ăn kiêng. Không nên cắt giảm calo trong 6 tuần đầu tiên trong khi cho con bú. Sau khi cơ thể hồi phục sau khi sinh, bạn có thể thử các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hàng ngày, tập thể dục vùng chậu và các bài tập bụng dưới. Cho con bú cũng giúp giảm cân vì lượng calo bị đốt cháy để sản xuất sữa mẹ.