Nam bác sĩ sản khoa dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi từ tuần 18

Ngày 15/07/2018 09:00 AM (GMT+7)

Ngoài việc dùng máy nghe để nghe ở thành bụng của phụ nữ mang thai và bác sĩ dùng siêu quan sát để xem thai động, phụ nữ mang thai từ 18-20 tuần là bắt đầu có thể tự cảm giác thấy cử động của thai.

Thai cử động là chỉ hoạt động của thai trong tử cung đập vào thành tử cung, nó là một minh chứng cho sự sống của thai nhi, là biểu hiện tình trạng tốt của thai nhi. Nói một cách khác nếu thai nhi sống thì sẽ động trong tử cung, nếu thai nhi động không bình thường thì chứng tỏ thai nhi có tình trạng không bình thường trong tử cung.

Nếu trong tử cung thiếu oxy thì thai động sẽ giảm xuống, mà thiếu oxy thì đầu tiên chính là biểu hiện thai động khác thường, nó sớm biến đổi ở âm tim thai từ 12-72 giờ. Nếu âm của tim thai yếu hoặc khác thường, phải kịp thời chẩn đoán, cấp cứu, xử lý để cứu thai nhi một cách hữu hiệu.

Nam bác sĩ sản khoa dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi từ tuần 18 - 1

Từ khoảng 18 tuần, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng chuyển động của em bé trong bụng. (Ảnh minh họa)

Ngoài việc dùng máy nghe để nghe ở thành bụng của phụ nữ mang thai và bác sĩ dùng siêu quan sát để xem thai động, phụ nữ mang thai từ 18-20 tuần là bắt đầu có thể tự cảm giác thấy cử động của thai. Do vậy, để cuộc sống thai nhi của bạn được an toàn, hàng ngày phụ nữ mang thai có thể tự đếm số lần thai động.

Thai động có thể phân thành 4 loại như sau:

Quay người hoặc vận động cuộn

Là vận động toàn thân của thai nhi, dễ cảm thấy nhất, có lúc phụ nữ mang thai có thành bụng lỏng thì có thể cảm thấy rõ ràng, kéo dài liên tục trên 3 giây, là chứng minh có sức thuyết phục nhất về sự khỏe mạnh của thai nhi.

Vận động chi

Có thể biểu hiện là đạp chân tay, kéo dài liên tục 1-3 giây, là một loại động thái thường gặp nhất.

Vi động

Động thai không đến 1 giây, chỉ khi ở trạng thái yên tĩnh thì mới có thể cảm thấy.

Động tác hô hấp và nấc

Vận động bụng và ngực theo quy tắc có thể kéo dài vài phút đến nửa giờ.

Nam bác sĩ sản khoa dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi từ tuần 18 - 2

Cử động của bé không chỉ là đạp chân, tay mà còn nhiều kiểu khác. (Ảnh minh họa)

Mỗi một thai nhi đều có cách cử động của riêng mình, nhưng quy luật thai động hàng ngày là cơ bản giống nhau. Đến thời kì sau, khi thai đã 9 tháng thì thai động cũng ít hơn trước, thai động còn chịu ảnh hưởng của trạng thái cơ thể mẹ. Thai động bình thường là trên 3 lần/giờ, trong 12 giờ có thể hơn 30 lần, nếu mỗi giờ mà không thể hồi phục thì biểu hiện thai động không bình thường. Những lý do khiến thai nhi chuyển động ít bao gồm:

- Phụ nữ mang thai đói, bị bệnh, tình cảm thay đổi hoặc sử dụng thuốc an thần.

- Thai nhi ở trạng thái ngủ.

- Thai nhi thiếu Oxy trong tử cung

- Dây rốn bị ép, chức năng đế cuống rốn giảm xuống, đế cuống rốn sớm bị rụng, thai nhi phát triển chậm trong tử cung, thai nhi thiếu máu hoặc hòa tan máu…

Nam bác sĩ sản khoa dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi từ tuần 18 - 3

Theo dõi cử động thai nhi giúp mẹ kịp thời phát hiện bất thường. (Ảnh minh họa)

Cách đếm cử động thai nhi

Phụ nữ mang thai ở trong trạng thái yên tĩnh, tâm tình bình ổn thoải mái, nằm nghiêng về bên trái, trong thời gian cố định vào buổi sáng, trưa hoặc tối; mỗi lúc 1 tiếng lấy số lần thai động trong 3 giờ x 4, tức là số lần thai động trong 12 giờ.

Nếu thai động khác thường và nghi ngờ là do đói, thai nhi đang ngủ thì có thể ăn một chút, dùng tay xoa bụng hoặc dùng tiếng chuông đồng hồ để đánh thức thai nhi rồi lại tính. Nếu vẫn không bình thường thì phải chẩn đoán kịp thời, thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ xem xét tình hình hoạt động của thai nhi trong tử cung và thiết bị giám hộ thai nhi để thăm dò và đo đạc thai động, sau đó đưa ra phán đoán chính xác là thai động bình thường hay không.

Đếm số lần thai nhi cử động là phương pháp đơn giản và có ích trong việc theo dõi tình trạng của thai nhi, giúp các mẹ chủ động biết tình hình sức khỏe con mình trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, thai phụ nên đi khám thai tại cơ sở y tế theo lịch của bác sĩ để giúp cả mẹ và bé có thể trạng tốt nhất.

4 vấn đề khiến mẹ mệt mỏi nhưng là dấu hiệu báo thai nhi đang phát triển khỏe mạnh
Đôi khi những thay đổi khi mang bầu khiến mẹ cực kỳ khó chịu, mệt mỏi. Vậy nhưng mẹ hãy yên tâm vì đó lại là dấu hiệu báo em bé trong bụng đang phát...
Bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia