Chuyên gia Viện dinh dưỡng Lê Thị Hải giải đáp thắc mắc: "Bà bầu không nên ăn gì?"

Ngày 16/06/2018 15:30 PM (GMT+7)

Khi mang bầu các mẹ thường sẽ nghe những câu như bà bầu không nên ăn cái này, cái kia… trên góc độ y khoa, bác sĩ Lê Thị Hải cho rằng bà bầu không nên kiêng khem quá nhiều dẫn tới thiếu chất.

Chuyên gia Viện dinh dưỡng Lê Thị Hải giải đáp thắc mắc: amp;#34;Bà bầu không nên ăn gì?amp;#34; - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Khi mang thai hầu hết các mẹ đều có chung câu hỏi là bà bầu phải kiêng khem những gì? Bà bầu không nên ăn gì? Bởi trong thai kỳ, sức khỏe bà bầu giảm sút đi rất nhiều. Không chỉ thế, áp lực ăn cho 2 người khiến việc ăn uống của bà bầu càng trở nên khắt khe hơn bao giờ hết.

Chuyên gia Viện dinh dưỡng Lê Thị Hải giải đáp thắc mắc: amp;#34;Bà bầu không nên ăn gì?amp;#34; - 2

Giải đáp những thắc mắc này của mẹ, Ths.Bs Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng  - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bà bầu trong những tháng mang thai không nên kiêng khem quá nhiều, tuy nhiên, có một số thực phẩm mẹ không nên ăn sau đây:

Thực phẩm tái, sống: Khi mang thai, phụ nữ tuyệt đối không nên những thực phẩm sống, tái như: gia cầm sống, sushi, các loại gỏi, thịt tái, trứng tái sống… vì những thực phẩm sống, tái này có chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có thể là tác nhân gây nên các biến chứng thai kỳ.

Đồ ăn ôi thiu: Chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây ngộ độc thực phẩm cho mẹ ảnh hưởng đến thai nhi.

Chuyên gia Viện dinh dưỡng Lê Thị Hải giải đáp thắc mắc: amp;#34;Bà bầu không nên ăn gì?amp;#34; - 3

Thức ăn nhanh: Trong các loại thịt chế biến sẵn như thịt giăm bông, gà tây, thịt xông khói, xúc xích… ẩn chứa nhiều nguy cơ có Listeria – loài vi khuẩn có thể tiếp tục sinh sống ở nhiệt độ nguội vì vậy mẹ nên tránh. Ngoài ra, việc ăn thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ trans fat ( dầu mỡ bị oxy hóa) cũng không tốt cho mẹ.

Đồ uống có cồn, thuốc lá: Đây là những loại đồ uống mà mẹ bầu nên tránh xa, bởi chúng chứa nhiều độc chất  sẽ gây rối loạn sự phát triển của thai nhi (gây dị tật bẩm sinh) ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cả mẹ và bé.

Chuyên gia Viện dinh dưỡng Lê Thị Hải giải đáp thắc mắc: amp;#34;Bà bầu không nên ăn gì?amp;#34; - 4

Rượu bia, chất kích thích không tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Những quan điểm sai lầm trong ăn uống mẹ bầu hay mắc phải

Rau ngót gây sảy thai, nên kiêng hay không?

Bác sĩ cho biết, đối với những quan niệm trước kia cho rằng bà bầu không nên ăn rau ngót, là không hoàn toàn đúng. Ngược lại, rau ngót rất giàu vitamin A, giàu vi chất dinh dưỡng tốt cho phụ nữ trong thời gian mang thai.

“Có điều này là bởi nhiều người nói ăn rau ngót có thể gây ra sảy thai 3 tháng đầu. Nhưng chúng ta phải hiểu, rau ngót chỉ gây sảy thai ở hàm lượng lớn - từ  1 - 2 kg, giã, hòa, vắt ra nước uống. Nếu chỉ nấu ăn ở mức độ vừa phải, 1 nắm hay vài lạng thì không ảnh hưởng.”, bác sĩ nói.

Chuyên gia Viện dinh dưỡng Lê Thị Hải giải đáp thắc mắc: amp;#34;Bà bầu không nên ăn gì?amp;#34; - 5

Rau ngót tốt cho bà bầu vì giàu vitamin A. (Ảnh minh họa)

Ăn trứng ngỗng, cá chép tốt cho mẹ?

Nhiều người cứ nghĩ sẽ có những thực phẩm rất tốt cho thai kỳ như trứng ngỗng, cá chép… nên cố gắng ăn nhiều dù bản thân không thích. Thực ra, bác sĩ Hải cho biết, những thực phẩm trên cũng giống như các loại trứng, cá, thịt thông thường không có các dụng “thần thánh” như nhiều mẹ nghĩ.

Chính vì lẽ đó, trong các nhóm thực phẩm tương đương, các mẹ hoàn toàn có thể thay thế các thực phẩm trong cùng một nhóm với nhau: thịt gà thay cho thịt lợn, bún, mỳ thay cho cơm, trứng gà thay cho trứng ngỗng…

Chuyên gia Viện dinh dưỡng Lê Thị Hải giải đáp thắc mắc: amp;#34;Bà bầu không nên ăn gì?amp;#34; - 6

Cá chép hay trứng ngỗng không tốt như những gì bà bầu nghĩ. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, bác sĩ nhấn mạnh, cái gì quá cũng không tốt. 1 chế độ ăn tốt nhất là chế độ ăn cân bằng và ở hàm lượng vừa phải chứ không phải cái nào tốt thì ăn nhiều.

“Các mẹ không nên nghe theo lời người khác nói thực phẩm này tốt hay thực phẩm kia tốt mà chăm chăm ăn 1 món. Cách ăn tốt nhất là ăn đa dạng thực phẩm, ăn đủ theo nhu cầu. Muốn biết ăn thế nào là đủ, các mẹ nên đi tư vấn bác sĩ dinh dưỡng, chỉ có bác sĩ mới biết thể trạng của mẹ phù hợp ăn bao nhiêu, ăn nhiều, hay ăn ít.”, bác sĩ Hải nói thêm.

Bác sĩ Lê Thị Hải giải đáp câu hỏi: Sữa cho bà bầu loại nào tốt nhất?
Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc Gia) cho rằng bà bầu không nhất thiết phải uống sữa bầu như nhiều người đang lầm tưởng.

Dinh dưỡng thai kỳ

Lê Lê
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia