Cứ nghĩ tới mẹ chồng mà tôi ấm lòng quá các chị em ạ!
Cưới nhau về, tôi phải ở nhà với bố mẹ chồng còn chồng thì đi làm xa 2-3 tháng mới về nhà 1 lần. Vợ chồng trẻ cứ xa nhau vò võ, nhiều lúc tôi buồn và tủi thân lắm. Nhưng may cũng có bố mẹ chồng bên cạnh thường xuyên chia sẻ chuyện trò.
Ngày đầu mới cưới, thấy bố mẹ chồng ít nói trong lòng tôi cũng có chút căng thẳng, lo lắng. Song sống chung với nhau, tôi dần thấy bố mẹ cởi mở hơn. Nhất là mẹ chồng, dần dần bà cũng chuyện trò vui vẻ với con dâu khiến nhà cửa cũng có không khí đầm ấm hẳn. Mẹ chồng con dâu dần tíu tít như mẹ đẻ với con gái.
Ngày đầu mới cưới, thấy bố mẹ chồng ít nói trong lòng tôi cũng có chút căng thẳng, lo lắng. (Ảnh minh họa)
Lúc biết con dâu có bầu, mẹ chồng chăm sóc tận tình lắm. Mỗi tháng ông bà đều có lương hưu nên nhận lương cái là bà đi mua sữa bầu cho tôi uống. Bà bảo sẽ tài trợ sữa bầu cho con dâu, uống bao nhiêu cũng được miễn là 2 mẹ con khỏe mạnh.
Hàng ngày ở nhà, bà giết gà vịt, chim câu rồi chế biến đủ món cho con dâu ăn. Bà còn làm ruốc cá, cháo cá cho con dâu tẩm bổ.
Sát ngày tôi sắp sinh, bà xuống tận phòng con dâu chủ động hỏi chọn gói sinh nào. Do kinh tế 2 vợ chồng chỉ bình thường, gia đình cũng không phải khá giả gì nên tôi không ngần ngại chọn gói sinh thường tại một bệnh viện đa khoa gần nhà cho tiết kiệm, tiện đi lại.
Nhưng mẹ chồng bất chợt dúi vào tay con dâu 50 triệu đồng rồi bảo:
“Trong này là 50 triệu bố mẹ đã chuẩn bị sẵn cho con để có thể chọn gói sinh dịch vụ tốt nhất cho yên tâm trong quá trình vượt cạn. "Chửa đẻ cửa mả" nữa con ạ, nên cẩn thận vẫn hơn. Nếu còn thiếu thì mẹ sẽ cho thêm, con khỏi lo”.
Dù tất cả dịch vụ ở viện đã có người chăm lo cho 2 mẹ con tận chân tơ kẽ tóc nhưng hàng ngày mẹ chồng vẫn ở viện chăm cho con cháu từ A-Z. (Ảnh minh họa)
Thế rồi mẹ chồng cứ một mực bắt con dâu phải cầm số tiền trên. Ngày tôi đi đẻ, 2 ông bà còn bắt taxi đưa đến tận viện rồi đăng ký sinh dịch vụ cho con dâu. Dù tất cả dịch vụ ở viện đã có người chăm lo cho 2 mẹ con tận chân tơ kẽ tóc nhưng hàng ngày mẹ chồng vẫn ở viện chăm cho con cháu từ A-Z.
Đặc biệt ở viện về nhà ở cữ, biết con dâu đau vết rạch tầng sinh môn, mẹ chồng chăm sóc rất cẩn thận lắm, còn thức đêm bế cháu cho tôi mau hồi phục sức khỏe. Thế nhưng do mới sinh, tôi vẫn đau vết rạch tầng sinh môn quá. Không biết đến bao giờ thì vết thương sẽ lành và khỏi hẳn nhỉ các chị em? Để giảm đau và giúp vết thương chóng lành, sản phụ mới sinh như tôi nên phải làm gì?
Cách chăm sóc vết khâu để tầng sinh môn chóng lành
Thường thì cảm giác đau đớn do vết rạch tầng sinh môn sẽ kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần sau khi sinh. Khoảng 3 - 4 tuần sau, vết thương sẽ lành và 1 tháng sau sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi vết thương được chăm sóc và giữ sạch sẽ, tình trạng nhiễm trùng không xảy ra.
Để giảm đau và giúp vết thương chóng lành, sản phụ sau sinh nên:
- Dùng nước sạch đun sôi để ấm hoặc betadine pha loãng để vệ sinh vùng kín. Trong quá trình rửa, các thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng và từ từ. Mỗi ngày nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín 3 - 4 lần, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Dùng quần lót dùng một lần hoặc quần rộng có chất liệu cotton thấm hút tốt.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
- Nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giảm bớt cảm giác đau đớn.
- Kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi vết thương đã lành hoàn toàn.
- Ăn thực phẩm nhuận tràng để tránh táo bón khiến khi đi đại tiện phải rặn mạnh dễ làm tổn thương vết khâu.
- Thời gian đầu nên hạn chế vận động mạnh nhưng cũng cần di chuyển nhẹ nhàng để máu lưu thông đến tầng sinh môn tốt hơn, giúp vết thương chóng lành.
- Nếu đau nhiều chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để được dùng thuốc giảm đau mà vẫn không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.