Không phải trường hợp mang bầu nào, mẹ cũng nên đi bộ và tập thể dục thường xuyên.
Các bác sĩ vẫn thường khuyến khích mẹ bầu không nên ngồi im một chỗ và phải thường xuyên vận động, tập các bài thể dục phù hợp để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ và tốt cho việc sinh nở. Vậy nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên áp dụng lời khuyên này mà cần cân nhắc tình trạng sức khỏe của bản thân và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi khám cụ thể. Câu chuyện của bà mẹ tên Mẫn Mẫn (26 tuổi, sống tại Trung Quốc) dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mẫn Mẫn mang thai sau khi kết hôn không lâu. Từ ngày có bầu, cô được mẹ chồng chăm sóc từng li từng tí. Sau khi đọc sách báo, mẹ chồng Mẫn Mẫn khuyên cô nên đi bộ mỗi ngày trong suốt thai kỳ để sau này sinh đẻ dễ dàng hơn. Không những vậy, bà còn tự mình kèm Mẫn Mẫn đi bộ mỗi buổi chiều để đảm bảo con dâu không "lười biếng".
Mẹ chồng luôn kèm cặp để Mẫn Mẫn đi bộ mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Cho đến một ngày bầu 8 tháng, tuy bụng đã to và nặng nề nhưng nghe lời mẹ chồng nên Mẫn Mẫn vẫn chăm chỉ tự mình đi bộ đến siêu thị mua đồ. Đột nhiên đang đi đến nửa đường, cô bị đau bụng và khó thở. Mẫn Mẫn được người đi đường đưa vào bệnh viện và lập tức gọi cho chồng vì cô sợ mình sẽ sinh non.
Khi vào khám và nói lý do cô đều đặn đi bộ mỗi ngày cho dễ đẻ, bác sĩ đã nhăn mặt mắng của Mẫn Mẫn và mẹ chồng cô. Bác sĩ giải thích Mẫn Mẫn có cổ tử cung ngắn nhưng hoạt động quá nhiều nên thai tụt xuống, bây giờ cần phải nằm tại bệnh viện để bác sĩ theo dõi và giúp giữ thai. May mắn Mẫn Mẫn chỉ có dấu hiệu dọa sinh non chứ thai vẫn giữ được.
Cô cũng bị bác sĩ khiển trách vì mang thai đã đến tháng thứ 8 mà mới đi khám 2 lần tại phòng khám tư nên không nắm được tình hình sức khỏe của bản thân.
Bà mẹ trẻ bị dọa sinh non do cổ tử cung ngắn nhưng lại đi bộ quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng Mẫn Mẫn sau khi biết chuyện cực kỳ hối hận. Bác sĩ giải thích cho bà rằng đúng là đi bộ rất tốt cho phụ nữ có thai nhưng nếu thuộc hai trường hợp dưới đây thì mẹ nên nghỉ ngơi dưỡng thai thay vì đi bộ mỗi ngày.
Cổ tử cung ngắn, mở sớm
Với những mẹ bầu thông thường, đến thời điểm chuyển dạ cổ tưt cung mới mở ra để bé ra ngoài. Tuy nhiên không ít trường hợp cổ tử cung của mẹ ngắn hoặc "lỏng", mở sớm khiến nguy cơ sảy thai, sinh non cao hơn. Những mẹ bầu này tốt nhất nên hạn chế việc đi lại hay vận động mạnh trong suốt thai kỳ.
Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu cần hạn chế hoạt động, nằm giữ thai cả thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Mẹ có nhau bám thấp
Những mẹ bầu bị nhau bám thấp mà đi lại nhiều, đặc biệt là trong những tháng cuối dễ dẫn đến tình trạng tách nhau thai cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Tốt nhất khi mang thai mẹ nên đi khám đúng và đầy đủ theo lịch để bác sĩ theo dõi tình hình thai nhi và đưa ra lời khuyên phù hợp cho trường hợp của riêng mình.