Mới cưới về thấy con dâu thứ mang bầu ngay, vợ chồng tôi vui lắm nên hết lòng chăm sóc.
Nuôi dạy 2 con trai nên người, chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện sau này sẽ sống cùng các con hay để chúng phải chăm sóc. Bởi vợ chồng tôi vẫn đang kinh doanh, dù không hái ra tiền nhưng cũng đủ tích cóp 1 khoản về già không làm phiền con nào.
Ngay khi có con dâu đầu, vợ chồng tôi đã tâm niệm phải sống chan hòa, yêu thương và không soi mói đến cuộc sống của các con để chúng thoải mái nhất. Vì thế dù sống chung với con dâu cả suốt 3 năm, 2 mẹ con vẫn không có bất cứ mâu thuẫn nào. Khi các con đã ăn nên làm ra và mua nhà riêng, con dâu trưởng vẫn rất hiếu nghĩa.
Khác với con dâu trưởng biết cách cư xử thì con dâu thứ 2 tính cách trẻ con, đã vậy mang bầu còn không dám bồi bổ vì sợ tăng cân quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, ngôi nhà vợ chồng tôi đang ở rất rộng rãi, lại có sân vườn nhưng chưa bao giờ con dâu hỏi han đến chuyện bố mẹ chia đất đai như nào cho các con. Nhiều lần con dâu còn nói trước mặt cả nhà là mai này bố mẹ có thể cho hết em trai mảnh đất này, vợ chồng con đã có nhà riêng rồi không cần nữa. Tôi thật sự rất vui vì có con dâu hiếu nghĩa, biết nhường nhịn như vậy.
5 năm sau khi con trai cả lập gia đình thì con trai thứ của nhà tôi cũng cưới. Ban đầu chúng tôi vẫn ở chung nhà với vợ chồng con dâu thứ. Nhưng con dâu thứ chắc do tuổi đời còn trẻ, chỉ mới 24 nên cách cư xử và ăn nói hàng ngày không được như con dâu cả.
Mới cưới về thấy con dâu thứ mang bầu ngay, vợ chồng tôi vui lắm nên hết lòng chăm sóc. May mắn con không ốm nghén nên ăn uống thoải mái. Đi làm về tôi hay cặm cụi vào bếp nấu các món ăn bổ dưỡng cho con ăn để mẹ khỏe con khỏe nhưng con dâu không thèm ngó ngàng.
Con còn nói thẳng mẹ đừng bồi bổ cho con làm gì, chỉ khiến con tăng cân, đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ và khi vượt cạn. Chưa kể sau sinh lại khó khăn trong việc giảm cân lấy lại vóc dáng.
Do đó, bầu bí mà con ăn rất ít. Ai lại bầu đến tháng thứ 7 mà con chỉ tăng được 6kg thôi mọi người ạ. Tôi lo tăng ít cân sợ sẽ ảnh hưởng đến cháu nội tôi trong bụng.
Thấy con dâu tăng cân ít quá, dự kiến đến lúc sinh mẹ chỉ tăng khoảng 8-9kg mà tôi sốt ruột. Trong khi con dâu bảo tăng cân vậy bình thường, bác sĩ thăm khám thai kỳ cũng khuyến cáo tăng mức như vậy sẽ giúp mẹ con đều khỏe, vượt cạn an toàn, chỉ cần khoảng 2,8-3kg khi sinh là ổn nhưng tôi vẫn thấy lo lắng.
Trong khi mình lo như vậy thì con dâu cứ thản nhiên như không và sống rất tưng tửng. Hôm trước đang ngồi ăn cơm, đột nhiên con trai còn đòi bố mẹ sang tên sổ đỏ căn nhà và mảnh đất này trước cho yên tâm. Thấy thái độ lạ của con, vợ chồng tôi đã giải thích là giờ bố mẹ còn khỏe, chưa nghĩ đến chuyện sang tên, cứ để đó đến lúc già rồi tính. Con trai tôi cũng xuôi xuôi nên tôi biết thừa đó là ý của con dâu xúi.
Đang mang thai mà con dâu thứ còn đòi sang tên sổ đỏ. (Ảnh minh họa)
Ngay tối đó, con dâu thứ còn đăng 1 dòng chia sẻ trên facebook cá nhân nói bóng gió bảo cho nhà cho đất mà không chịu sang tên, như vậy khác gì nuốt lời. Tôi và con dâu cả đọc được mà đều bực tức. Dù gì con mới cưới có vài tháng, còn đang bầu bí 3 tháng cuối thai kỳ mà đã đòi sang tên sổ đỏ, thật sự không hiểu chúng nghĩ gì. Khi không đạt được ý muốn, con dâu thứ hậm hực, thất vọng về nhà chồng ra mặt.
Chỉ qua sự việc nhỏ nhưng vợ chồng tôi đã có thể nhìn thấu được lòng 2 con dâu. Chúng tôi đang nghĩ dù con trưởng không cần đất đai nhưng sau này trách nhiệm của bố mẹ là vẫn sẽ chia đôi cho 2 con đất đai cho công bằng. Riêng vợ chồng dâu thứ, tôi dự định sẽ chăm đến khi sinh. Khi cháu nội tròn năm sẽ để vợ chồng dâu thứ ra ăn riêng để tự lập hoàn toàn.
Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý khi mang thai?
Trong một thai kỳ kéo dài 40 tuần, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 9 - 12kg, gồm cân nặng của thai nhi, nước ối, bánh nhau và cân nặng của mẹ do cơ thể tích trữ năng lượng. Mẹ bầu tăng cân bao nhiêu cân trong thai kỳ còn phụ thuộc vào cân nặng ban đầu và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Công thức tính BMI:
BMI = Cân nặng/(Chiều cao)2 (Cân nặng chia bình phương chiều cao)
Chiều cao tính theo đơn vị mét, cân nặng tính theo kg.
Chỉ số khối dưới 18,5: Mẹ đang thiếu cân, cần tăng từ 12 - 18kg trong cả thai kỳ. Đặc biệt, trong hai tam cá nguyệt sau, mẹ cần tăng từ 450g - 580g/ tuần.
Chỉ số khối từ 18.5 - 24.9: Cân nặng của mẹ bình thường, nên tăng từ 11 - 15kg trong cả thai kỳ. Trong tam cá nguyệt 2 và 3, mẹ cần tăng từ 360g đến 450g/tuần.
Chỉ số khối từ 25 - 29.9: Mẹ trong nhóm thừa cân, chỉ cần tăng từ 6 - 11kg. Ở hai tam cá nguyệt sau, mẹ nên tăng từ 225g - 360g/tuần.
Chỉ số khối trên 30: Mẹ thuộc nhóm béo phì, chỉ cần tăng từ 5 - 9kg. Ở hai tam cá nguyệt cuối, mỗi tuần mẹ tăng từ 180g - 270g là đủ.
Tăng cân khi mang thai là dấu hiệu em bé phát triển tốt. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tăng phù hợp, không tăng nhiều nhưng cũng không ít.