Những bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất sau sinh

Ngày 11/03/2016 13:00 PM (GMT+7)

Sinh con có thể coi là một phép lạ trong cuộc sống nhưng người mẹ cũng sẽ phải chịu những “cái giá” về sự thay đổi cơ thể theo chiều hướng “không ai mong muốn”.

Mang thai, sinh nở được ví là những sự kiện kỳ diệu trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Cơ thể người mẹ đã chứng minh tất cả đều có thể thay đổi để tốt nhất cho sự lớn lên của bé. Tuy nhiên, sau thời gian này, chắc chắn người mẹ nào cũng sẽ nhận ra những thay đổi ở cơ thể này là điều không ai mong muốn. Thực tế thì sau sinh, hầu hết chị em đều thất vọng và rất tự tin với thân hình, vóc dáng của mình. Không chỉ có ngoại hình, bên trong cơ thể phụ nữ cũng có rất nhiều thay đổi.

Dưới đây là 5 bộ phận chịu “tổn thương” nặng nề nhất sau sinh. Tuy nhiên “cái giá” này thật xứng đáng để có những “cục cưng” trên tay phải không các mẹ?

Ngực chảy xệ

Cho dù bạn có cho con bú hay không thì ngực của mẹ sau sinh có thể sẽ không bao giờ căng tròn được như thời con gái. Trong thời gian mang bầu, núi đôi thường có xu hướng tăng kích cỡ đáng kể . Vùng da sậm màu quanh nhũ hoa và cả nhũ hoa cũng sẽ to hơn và đậm màu hơn. Thậm chí nhiều mẹ còn nhận thấy hiện tượng rạn da ở ngực khi ngực phát triển quá nhanh.

Những bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất sau sinh - 1

Cho dù bạn có cho con bú hay không thì ngực của mẹ có thể sẽ không bao giờ căng tròn được như thời con gái. (ảnh minh họa)

Sau thời gian sinh nở, vùng nhũ hoa sẽ dần nhỏ lại tuy nhiên những sắc tố da sẫm màu quanh đó có thể sẽ gắn bó với mẹ vĩnh viễn. Thậm chí, nếu bạn cho con bú sẽ dễ dàng nhận thấy ngực như một quả bóng xì hơi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tập luyện đều đặn sau sinh có thể giúp cải thiện tình trạng ngực chảy xệ.

Bụng phệ

Theo các chuyên gia, cơ thể của mẹ sẽ dần giảm cân và săn chắc trở lại sau sinh từ 4-6 tháng tuy nhiên có những bộ phận sẽ rất khó có thể trở lại nguyên vẹn như ban đầu và bụng là một bộ phận điển hình nhất.

Trong thời gian 9 tháng mang thai, bụng lớn lên từng ngày khiến vùng da tại đây bị giãn nở và sau sinh dù mẹ đã giảm cân thì vòng 2 vẫn sẽ rất phì nhiêu. Thêm nữa, nếu mẹ bầu nào bị rạn da bụng thì sau sinh vùng da này càng trở lên nhăn nheo, xấu xí hơn. Đừng quá lo lắng bởi đây là cái giá phải trả để có được những đứa con xinh yêu. Mẹ cũng nên tìm đến những phòng tập với huấn luyện viên sẽ dần dần giúp cải thiện tình trạng “bụng phệ” sau sinh.

Hông to

Trong thời gian mang thai, hông của phụ nữ sẽ dần tăng kích cỡ để việc sinh nở dễ dàng hơn. Đây cũng là một trong những đặc điểm giúp mọi người dễ dàng nhận biết bạn là gái còn son hay là phụ nữ đã có con.

Mặc dù đường cong của chị em là rất hấp dẫn với nam giới tuy nhiên nếu bạn đã trải qua thời gian sinh nở thì phải chấp nhận sự thật rằng hông sẽ không bao giờ thon gọn được như trước. Hãy nghĩ tích cực rằng những thay đổi này sẽ thuận lợi hơn cho việc bạn sinh nở những đứa con tiếp theo.

Những bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất sau sinh - 2

Trong thời gian mang thai, hông của phụ nữ sẽ dần tăng kích cỡ để việc sinh nở dễ dàng hơn. (ảnh minh họa)

Vùng kín “lỏng lẻo”

Vùng kín được cho là bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất sau sinh nở đặc biệt với mẹ sinh thường. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều mẹ đặt ra câu hỏi: ‘Liệu vùng kín có trở lại được bình thường?’; ‘Liệu có ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục không?’…

Trên thực tế, vùng kín lỏng lẻo sau sinh là vấn đề phổ biến ở phụ nữ bởi mẹ vừa phải trải qua ca sinh nở đưa bé nặng tới hơn 3kg vào thế giới này. Sau sinh khoảng 4-6 tuần, bộ phận này sẽ dần phục hồi lại nhưng để phục hồi hoàn toàn, mẹ phải mất nhiều thời gian hơn nữa và nên chăm chỉ tập Kegel sẽ nhận thấy những hiệu quả tích cực.

Chân “voi”

Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Y học Thể chất và Phục hồi chức năng của Mỹ, mang thai có thể làm biến đổi cấu trúc bàn chân của các bà mẹ tương lai. Bàn chân một phụ nữ mang thai lần đầu tiên có thể dài thêm đến 1-2cm và hiện tượng này xảy ra với khoảng 60-70% các bà mẹ đã từng sinh nở.

Nguyên nhân được cho là do trong quá trình mang thai, các dây chằng ở bàn chân trở nên mềm hơn dưới tác động của hai hormone estrogen và relaxin. Bàn chân của thai phụ sẽ trở nên mềm dẻo để thích ứng khi trọng lực đang chuyển dần về phía trước bụng. Kết quả là bàn chân bẹt hơn và dài thêm.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm những thay đổi về kích thước ở chân là thay đổi vĩnh viễn. Một số cơ, xương khác trên cơ thể cũng biến dạng do mang thai như cổ tay, xương sống... nhưng có thể quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi sinh con khoảng 3 tháng. Còn bàn chân cho tới tháng thứ 5 sau sinh vẫn không có dấu hiệu phục hồi.

BÀI LIÊN QUAN

Mẹ U35 đẹp như hotgirl sau sinh nhờ '3 năm không ăn cơm'

Nỗ lực giảm 13kg sau sinh 1 tháng của Ngọc Quyên

Mẹ 9x kể chuyện 'sốc nặng' khi có bầu chỉ 2 tháng sau sinh

Những lỗi lớn khiến mẹ không thể giảm cân sau sinh

Minh Phương (Theo Theasianparent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu