Quá nhiều thông tin truyền miệng liên quan đến sữa mẹ khiến không ít chị em (nhất là những người có con đầu lòng) rơi vào tình trạng hoang mang.
Hơn bao giờ hết, mẹ cần tỉnh táo tìm hiểu thông tin chính thống, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học để duy trì sức khỏe bản thân thật tốt, cũng như hỗ trợ con phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời.
Kích thước ngực chi phối lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ
Không ít mẹ bị “hù dọa” rằng chỉ có kích thước ngực to mới có thể cung cấp cho con nguồn sữa chất lượng. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hầu như không có mối liên quan nào giữa kích thước ngực của mẹ với việc “sản xuất” sữa. Chỉ có điều mẹ ngực lớn sẽ có “sức chứa” hơn, dự trữ nhiều sữa hơn giữa các lần cho bú so với những mẹ ngực khiêm tốn. Tuy nhiên, mẹ có thể khắc phục điều này bằng cách tăng số lần cho con bú để vẫn đảm bảo bé được no bụng. Sữa mẹ được tiết ra một cách tự nhiên sau khi sinh bé, do đó mẹ đừng quá lo lắng hay tự ti về cơ thể mình nhé.
Mẹ ăn càng nhiều thì sữa mẹ càng dồi dào
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần cung cấp cho cơ thể 500kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu bình thường để có thể sản xuất 750ml sữa mẹ cần cho bé. Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất quan trọng hơn hết đối với mẹ đang cho con bú. Nói như vậy không có nghĩa là mẹ có thể ăn thoải mái không kiểm soát. Mẹ cần thận trọng với những thức ăn vặt không đủ dinh dưỡng, những món dễ gây dị ứng như hải sản có vỏ, hoặc thực phẩm cay nóng café, sô-cô-la…. Việc ăn uống không khoa học của mẹ trong giai đoạn cho con bú có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của bé, gây ra tình trạng đau bụng, phát ban, dị ứng, táo bón…
Móng giò là “món ăn vàng” giúp mẹ lợi sữa
Móng giò là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chủ yếu là chất đạm và chất béo. Theo dân gian truyền miệng, đây là món ăn mà mẹ nào từng sinh nở cũng phải “đối mặt” (móng giò thường được hầm, nấu cháo, nấu bí...).Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, móng giò là món ăn khó tiêu hóa cho người mẹ mới sinh vì chứa nhiều đạm và béo..., và dễ khiến mẹ tăng cân nhanh, thậm chí dẫn đến béo phì.
Để có chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, mì sợi, cơm và khoai tây để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, mẹ cần cung cấp chất đạm từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu. Một công thức hữu ích dành cho mẹ: 1 phần cá thịt trắng và 1 phần cá nhiều mỡ (ít nhất 2 lần trong một tuần). Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ từtrái cây, rau quả để phòng ngừa bệnh táo bón, vấn đề thường gặp trong giai đoạn sau sinh.
Bên cạnh việc chọn lọc thức ăn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, mỗi ngày mẹ cần uống nhiều nước (10-12 ly), và nên uống thêm 1 - 2 ly sản phẩm bổ sung (điển hình như sữa dành riêng cho mẹ mang thai và đang cho con bú). Việc bổ sung nước thông qua sữa hay các loại nước trái cây ít đường không chỉ hỗ trợ các chất xơ hoạt động hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa chứng táo bón, mà hơn thế nữa, giúp mẹ bổ sung một lượng chất dinh dưỡng phong phú cho cơ thể để hỗ trợ bé phát triển trí não toàn diện như: DHA, Axít Folíc, Choline, Canxi, chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác.
Chuyên gia tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy chia sẻ thêm: “Nếu mẹ cảm thấy áp lực, suy nghĩ nhiều, sinh hoạt không điều độ, không ngủ đủ sẽ làm giảm lượng sữa hoặc phản xạ tiết sữa hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy các mẹ hãy học cách làm chủ cảm xúc của mình bằng những suy nghĩ tích cực, lạc quan, tin tưởng vào bản thân luôn có khả năng cung cấp đủ sữa cho bé nhé! Đừng gượng ép bản thân theo ý muốn của mọi người xung quanh mà hãy trao đổi cùng nhau dựa trên kiến thức khoa học tin cậy hoặc đến gặp chuyên gia/ bác sĩ nếu cần để được tư vấn tốt hơn cách nuôi con bằng sữa mẹ bạn nhé.”
Mẹ cần chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong suốt thời gian cho con bú một cách khoa học để hỗ trợ bé phát triển tối ưu. Đừng quên bổ sung 2 ly Enfamama A+ để cung cấp đủ hàm lượng DHA, Choline, Acid Folic và đầy đủ những dưỡng chất quan trọng cho thai kỳ khỏe mạnh nhé.