Chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định mẹ bầu không ốm nghén con sẽ kém thông minh.
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ và trên thực tế có tới 60% chị em bầu trải qua cảm giác ốm nghén (chỉ khác nhau về mức độ). Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có hiểu biết nhất định về vấn đề này và trong 9 tháng bầu bí không ít người đã có những quan điểm sai lần về chuyện ốm nghén.
Dưới đây là 6 sai lầm phố biến nhất về ốm nghén, chị em nên tránh nhé!
Ốm nghén luôn diễn ra vào buổi sáng
Sự thật: Mặc dù triệu chứng ốm nghén xảy ra phổ biến vào buổi sáng sau khi bạn vừa tỉnh giấc nhưng đó không phải là tất cả. Theo số liệu thống kế, 24% bà bầu có cảm giác ốm nghén vào bất cứ giờ nào trong ngày. Ốm nghén sẽ thuyên giảm sau 12-14 tuần trong thai kỳ. Tuy nhiên, có đến 11% chị em bị ốm nghén trong suốt 9 tháng mang thai.
24% bà bầu có cảm giác ốm nghén vào bất cứ giờ nào trong ngày. (ảnh minh họa)
Cứ buồn nôn là ốm nghén
Sự thật: Dấu hiệu chủ yếu của ốm nghén là buồn nôn, nôn ói. Tuy nhiên, không phải cứ bị nôn là các mẹ lại “đổ tội” hết cho ốm nghén đâu nhé. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị nôn trong thai kỳ. Khi bị nôn nhiều, bạn cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân.
Ngoài buồn nôn, ốm nghén còn khiến chị em mệt mỏi, kém ăn, chóng mặt và choáng váng. Chị em cũng sẽ thấy miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nhé. Tuy nhiên, trong trường hợp nôn ói ở mức độ quá nặng khiến bạn không thể ăn uống được gì, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên gia.
Ốm nghén sẽ khiến bạn không thể ăn
Sư thật: Chị em cần biết rằng đói sẽ làm triệu chứng ốm nghén thêm trầm trọng hơn. Chính vì vậy việc ăn uống đúng cách khi mẹ bầu bị ốm nghén là rất quan trọng. Để bớt bị nôn ói, mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ăn (4-5 bữa). Chọn những thực phẩm giảm chứng nôn ói như bánh mì, bánh quy, sữa chua… Hãy ăn những món bạn thích trong thời kỳ này nhé.
Sự thiếu hụt vitamin B6 và kẽm có nguyên nhân khiến tình trạng ốm nghén nặng nề hơn. Vì vậy, bổ sung 2 loại dưỡng chất này cũng rất cần thiết để giảm bớt ốm nghén. Những loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho bà bầu giai đoạn ốm nghén là: bánh mì, nho khô, hạt dẻ, quả mơ, gừng, bông cải xanh và ngũ cốc.
Không ốm nghén con kém thông minh
Sự thật: Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định mẹ bầu không ốm nghén con sẽ kém thông minh các mẹ nhé. Chị em không bị ốm nghén là may mắn vì bạn có thể bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho thai kỳ. Trên thực tế, chỉ có 60% mẹ bầu bị ốm nghén thôi mà.
Ốm nghén con sẽ không đủ chất
Sự thật: Nếu bạn đang chiến đấu với tình trạng ốm nghén thì đừng bận tâm đến việc con có đủ chất hay không để thêm mệt đầu nhé. Trên thực tế, các chuyên gia đều cho biết, 3 tháng đầu là thời gian thai nhì chưa cần dung nạp quá nhiều năng lượng. Vì vậy bạn hãy cố gắng ăn mức nhiều nhất có thể và ăn đầy đủ dưỡng chất thay vì ăn nhiều. Như thế em bé vẫn phát triển được bình thường.
Chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định mẹ bầu không ốm nghén
con sẽ kém thông minh. (ảnh minh họa)
Không thể hạn chế được ốm nghén
Sự thật: Triệu chứng ốm nghén sẽ khiến bà bầu vô cùng khó chịu nhưng bạn có biết rằng có rất nhiều cách để hạn chế tình trạng này. Tuy không thể trị dứt điểm nhưng mẹ bầu vẫn cảm thấy bớt khó chịu hơn khi ăn thành nhiều bữa trong ngày, uống trà gừng, đặt chân lên cao, mặc quần áo thoải mái và làm những việc mình thích thay vì suốt ngày nghĩ đến hai từ “ốm nghén”.
Lưu ý: Những trường hợp ốm nghén dưới đây chị em không thể phớt lờ và cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa:
- Buồn nôn, nôn ói kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng.
- Nôn ói đến mức khiến cơ thể mất nước.
- Giảm cân nhanh chóng
- Hạ huyết áp, chóng mặt, hoa mắt liên tục khi đứng lên ngồi xuống.
- Nước tiểu tối màu hoặc không đi tiểu trong 8 giờ liền.
- Đau bụng thường xuyên.
- Sốt trên 38 độ C.
- Nhịp tim đập nhanh bất thường.