Sản phụ 17 tuổi sinh non, bé nặng chưa đến 1,4kg

Ngày 03/03/2023 13:00 PM (GMT+7)

Thông tin từ lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết, ngày 1/2/2023 khoa Sản của Bệnh viện tiếp nhận trường hợp sản phụ V.T.B (17 tuổi, Trấn Yên, Yên Bái), vào viện với chẩn đoán thai 30 tuần vỡ ối non.

Các bác sĩ khoa Sản và khoa Nhi của bệnh viện đã hội chẩn và quyết định tiếp tục giữ em bé trong bụng mẹ, theo dõi sát hàng ngày, kết hợp dùng thuốc, giảm co, tiêm trưởng thành phổi… để đến khi bé đạt được tuần thai cao hơn và cân nặng lớn hơn sẽ đưa em bé ra ngoài.

Sau điều trị giữ thai 2 tuần, thai đã đạt 32 tuần, cân nặng khoảng 1400g, nhận thấy việc tiếp tục giữ thai mang lại nhiều rủi ro, sản phụ đã được chỉ định phẫu thuật lấy thai khi thai 32 tuần.

Sau ca mổ bắt thai, bé gái được bác sĩ chuyên khoa Nhi đón và hồi sức ngay tại phòng mổ và điều trị tại phòng ICU: nằm lồng ấp, thở máy, kháng sinh chống nhiễm trùng, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch…. Sau 14 ngày trẻ tự thở, tự ăn sữa mẹ, phản xạ tốt, cân nặng đã lên 1600g, chuẩn bị được ra viện.

Sau ca mổ bắt thai, bé gái được Bác sĩ chuyên khoa Nhi đón và hồi sức ngay trên phòng mổ và điều trị tại phòng ICU. Ảnh: BVCC

Sau ca mổ bắt thai, bé gái được Bác sĩ chuyên khoa Nhi đón và hồi sức ngay trên phòng mổ và điều trị tại phòng ICU. Ảnh: BVCC

Theo BSCKII Đỗ Cường Vượng, Trưởng Khoa Sản – Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, trẻ sơ sinh được sinh ra dưới 37 tuần gọi là sơ sinh non tháng. Sơ sinh non tháng được chia làm những loại sau: Sơ sinh vô cùng non tháng là sơ sinh dưới 28 tuần; Sơ sinh rất non tháng là sơ sinh từ 28 tuần đến 31 tuần 6 ngày; Sơ sinh non vừa là sơ sinh từ 32 tuần đến 33 tuần 6 ngày; Sơ sinh non tháng muộn là sơ sinh từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.

"Như vậy trường hợp sản phụ V.T.B nêu trên thuộc "Sơ sinh rất non tháng". Việc trẻ sơ sinh càng non tháng thì tỷ lệ tử vong càng cao, đặc biệt trẻ thuộc nhóm "rất non tháng ". Do đó với tình trạng thai 30 tuần, ối vỡ có nên đưa em bé ra ngay không? Đây là vấn đề cần cân nhắc, bởi ối là thành phần bảo vệ em bé tránh các tác nhân bên ngoài, nên khi ối đã vỡ càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng và thai chết lưu càng cao. Còn nếu lấy em bé ra ngay thì nguy cơ tử vong cho em bé là rất lớn do quá non tháng và cân nặng thấp (qua siêu âm chỉ có cân nặng khoảng 1100g – 1200g)", Trưởng Khoa Sản – Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái chia sẻ.

Vợ cũ Long đẹp trai: U40 mới mang bầu, bác sỹ liên tục cảnh báo nguy hiểm và sau sinh trầm cảm nặng
Do mang thai con đầu lòng ở độ tuổi khá lớn nên Phi Nga phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong suốt thời gian bầu bí.

Câu chuyện mang thai

Theo Quỳnh Mai
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu