Đẻ con đã 5 năm, mẹ vẫn "khóc ròng" vì những tác hại của kẹp hỗ trợ sinh

Ngày 23/03/2018 00:34 AM (GMT+7)

Vì mong muốn điều tốt nhất cho con, Amy đã lựa chọn phương pháp sinh thường. Tuy nhiên, khi bị rặn đẻ khó ngay trong phòng sinh, cô đã lựa chọn phương pháp hỗ trợ sinh bằng kẹp thay vì mổ đẻ, mà không biết được những rủi ro tiềm ẩn đang chờ đợi sau đó.

Thông thường, các mẹ bầu và các bác sĩ đều luôn chuẩn bị cho việc sinh nở kĩ càng nhất có thể. Tuy nhiên, đôi lúc, khi tình huống bỗng dưng chuyển biến khác với dự tính ngay trong lúc sinh, cả sản phụ lẫn bác sĩ đều không thể làm gì khác ngoài việc "tùy cơ ứng biến". Chẳng hạn như, nếu trong các ca sinh thường, em bé bị kẹt hoặc khó ra ngoài, bác sĩ sẽ phải dùng đến phương pháp hỗ trợ sinh bằng kẹp.

Đội ngũ chuyên viên y tế sẽ buộc phải sử dụng phương pháp dùng kẹp này khi gặp phải những tình huống nguy hiểm như nhịp tim thai bất thường, hay khi sản phụ có huyết áp cao hay mắc bệnh tim... Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương pháp sinh này có thể gây ra những tổn thương lớn cho cả mẹ lẫn bé.

Đẻ con đã 5 năm, mẹ vẫn amp;#34;khóc ròngamp;#34; vì những tác hại của kẹp hỗ trợ sinh - 1

Amy đã gặp phải những tổn thương nặng nề do phương pháp hỗ trợ sinh bằng kẹp gây ra.

Từ trải nghiệm của mình, Amy Dawes, 37 tuổi, sống ở Sydney, Australia đã chia sẻ về "những tổn thương trọn đời" mà phương pháp sinh sử dụng kẹp hỗ trợ này đã gây ra cho cô, nhằm nhấn mạnh những nguy hiểm của phương pháp này cho các mẹ sắp sinh khác.

"Tôi đã muốn rằng em bé của mình sẽ có được một "khởi đầu" tốt nhất, và tôi thực sự tin rằng sinh thường sẽ là cách hiệu quả để làm điều đó", cô cho biết.

Tuy nhiên, trong phòng sinh, Amy đã khó rặn, vì thế, các bác sĩ đã sử dụng kẹp để hỗ trợ việc đưa bé gái Eliya ra ngoài. Mặc dù điều này đã khiến ca sinh diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, cũng như giúp bé chào đời khỏe mạnh, phương pháp này đã khiến Amy mất nhiều máu và chịu rất nhiều đau đớn đến mức tưởng như khóc cạn nước mắt vậy.

Đẻ con đã 5 năm, mẹ vẫn amp;#34;khóc ròngamp;#34; vì những tác hại của kẹp hỗ trợ sinh - 2

Trong tình huống cấp bách do rặn đẻ khó, Amy đã lựa chọn phương pháp sinh dùng kẹp hỗ trợ vì không hề biết đến những rủi ro của phương pháp sinh này. (Ảnh minh họa)

Thế nhưng, những thương tổn phương pháp này đem đến cho cô vẫn chưa dừng lại ở đó. 16 tháng sau khi sinh, cô đã rơi vào tình trạng trầm uất nặng nề. Chiếc kẹp hỗ trợ sinh đã làm rách cơ xương chậu của cô, khiến nó tách khỏi xương chậu, khiến cơ này không thể hỗ trợ kiểm soát bàng quang và tử cung cô như trước. 

Đã 5 năm kể từ ca sinh, nhưng những vết thương vẫn còn đó, khiến cuộc sống cô thay đổi hoàn toàn. Bác sĩ đã cảnh báo cô không nên bế ẵm con gái mình thường xuyên, hay chơi thể thao, những điều mà trước đây cô luôn yêu thích bởi vì chỉ việc chạy đuổi theo con gái mình thôi cũng khiến cô kiệt sức.

"Tôi cảm giác như mình già trước tuổi vậy", Amy buồn bã cho biết.

Đẻ con đã 5 năm, mẹ vẫn amp;#34;khóc ròngamp;#34; vì những tác hại của kẹp hỗ trợ sinh - 3

Phương pháp hỗ trợ sinh bằng kẹp đã khiến Amy mất máu rất nhiều và bị rách cơ xương chậu nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Giờ đây, khi đã là mẹ hai con, Amy đã nhớ rằng khi đó, trong phòng sinh, cô đã buộc phải lựa chọn giữa phương pháp sinh thường dùng kẹp hỗ trợ, hay sinh mổ. Trong tình huống cấp bách ấy, cô đã lựa chọn phương pháp đầu tiên, vì đã biết đến những rủi ro có thể phát sinh trong ca sinh mổ mà không biết rằng, bản thân phương pháp hỗ trợ sinh bằng kẹp cũng có những rủi ro cần phải đánh đổi. Nếu như đã từng được biết đến những rủi ro tương tự như những vết thương cô đã gặp phải do phương pháp sinh này, Amy nghĩ rằng cô chắc chắn sẽ lựa chọn phương pháp sinh mổ. 

Vì thế, cô đã thành lập một nhóm hỗ trợ chấn thương sinh nở tại Australia, nhằm nâng cao nhận thức về những nguy hiểm của phương pháp hỗ trợ sinh bằng kẹp. Cô cũng đề nghị các bệnh viện tại Australia cân nhắc việc cấm hoàn toàn phương pháp sinh này.

Dưới đây là một vài nguy hiểm của phương pháp hỗ trợ sinh bằng kẹp các mẹ cần biết:

Đẻ con đã 5 năm, mẹ vẫn amp;#34;khóc ròngamp;#34; vì những tác hại của kẹp hỗ trợ sinh - 4

Giờ đây, đã là mẹ hai con, Amy rất muốn cảnh báo các mẹ khác về nguy hiểm của phương pháp sinh này

1. Nguy hiểm đối với mẹ:

- Rách âm đạo nghiêm trọng sẽ mất rất nhiều thời gian để lành lại. Trong một số trường hợp, những vết rách này cần phải tiến hành phẫu thuật để chữa lành.

- Rối loạn tiểu tiện và nhu động ruột sau sinh

2. Nguy hiểm với em bé:

- Những vết bầm, vết xước, vết thương trên da đầu hay trên mặt bé sẽ mất nhiều tuần mới có thể biến mất

- Đầu em bé bị sưng hoặc bị méo trong lúc sinh. Tình trạng này có thể sẽ biến mất trong 1-2 ngày

- Tổn thương dây thần kinh vùng mặt

- Rách da hay chảy máu do kẹp cũng có thể xảy ra nhưng với xác suất rất thấp.

- Những vết thương bên trong như chảy máu trong, tổn thương mắt...cũng có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.

Mặc dù những nguy hiểm này có tỉ lệ rất thấp, các mẹ nên thảo luận kĩ càng với bác sĩ, cũng như tìm hiểu rõ về các phương pháp sinh để đưa ra được quyết định tốt nhất cho em bé lẫn bản thân mình.

Hỗ trợ sinh bằng kẹp forceps có gây hại cho thai nhi không?
Trong trường hợp bất khả kháng, bác sỹ phải dùng kẹp forceps để hỗ trợ bạn sinh em bé an toàn. Vậy forceps mang lại lợi ích và những hạn chế gì?
Nam Phương (Dịch từ The Asian Parents)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con