Sợ lắm... mang thai!

Ngày 29/09/2013 09:30 AM (GMT+7)

Mang thai đem đến cho mẹ cảm giác hạnh phúc nhưng cũng không ít lo ngại, tuy nhiên chúng thực sự không đáng sợ như mẹ nghĩ.

Cảm giác mang thai lần đầu với các mẹ thật sự kì diệu và hồi hộp khôn tả. Bất cứ điều gì khác thường của cơ thể cũng có thể khiến mẹ hoang mang, lo lắng. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ cho những điều mẹ bầu lăn tăn nhiều nhất. Các mẹ hãy đọc và có thể thở phào nhẹ nhõm được rồi, những lo lắng khiến mẹ "thần hồn nát thần tính" thực sự không đáng sợ như mẹ vẫn nghĩ.

Sẩy thai

Theo nghiên cứu hầu hết các kết quả khám thai đều cho thấy thai nhi khỏe mạnh, chỉ có chưa đầy 20% bà bầu bị sẩy thai. Các bác sĩ sản khoa cũng tiết lộ rằng vấn đề không mong đợi này cũng chỉ xảy ra trong vòng vài tuần đầu của thai kỳ, khi mà mẹ thậm chí còn không biết mình đang mang bầu. Thậm chí mẹ có thể ko biết mình đã bị sẩy thai mà chỉ coi đó như một kỳ kinh bình thường. Còn khi bác sĩ đã đo được nhịp tim của bé (sau khoảng 6-8 tuần) thì nguy cơ này giảm xuống còn khoảng 5%. Các mẹ đã từng sẩy thai cũng đừng quá lo lắng bởi tỷ lệ sẩy thai lần 2 theo một vài nghiên cứu là rất nhỏ, dưới 3%. Nguyên nhân thông thường dẫn đến sẩy thai là do sự bất thường của nhiễm sắc thể ngăn cản bào thai phát triển bình thường, trong trường hợp này sẩy thai là điều khó tránh khỏi chứ không hẳn do lỗi không biết giữ gìn của mẹ. Tuy nhiên, các mẹ có thể giảm nguy cơ này bằng cách nói "không" với rượu bia, thuốc lá và cắt giảm lượng caffeine trong khẩu phần ăn (không vượt quá 200 mg tương đương một cốc cà phê lớn mỗi ngày).

Sợ lắm... mang thai! - 1
Khi bác sĩ đo được nhịp tim của bé, nguy cơ sảy thai giảm xuống chỉ còn khoảng 5% (ảnh minh họa)

Vì ốm nghén nên con không đủ chất

Các bác sĩ ví von vui rằng thai nhi như ký sinh trùng, bé sẽ hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng từ mẹ. Cho nên ngay cả khi cơn ốm nghén hành hạ khiến mẹ chỉ có thể ăn bánh, uống nước trái cây thì em bé vẫn đủ ăn. Các chuyên gia cũng khẳng định rằng trừ khi mẹ bị ốm nghén đến mức mất nước nghiêm trọng, mệt mỏi quá mức cần đến sự can thiệp của bác sĩ, ốm nghén sẽ không gây ra bất kỳ sự mất cân bằng dinh dưỡng nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Để hạn chế ốm nghén, mẹ nhớ bổ sung vitamin, chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên để không bị quá đói. Đói bụng có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp, hoa mắt, buồn nôn. Nếu cảm thấy khó ăn các loại thực phẩm chứa dầu mỡ, hãy thay bằng các món luộc, hấp, ít gia vị và tăng cường ăn hoa quả, rau xanh. Nếu cảm giác buồn nôn và nôn quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê một toa thuốc chống buồn nôn cho mẹ mà lại an toàn cho bé. Nhìn chung, thai phụ thường bắt đầu tăng cân sau khoảng 16 tuần và đó cũng là thời kỳ mà thai nhi phát triển nhanh hơn.

Mẹ ăn nhầm thức ăn có thể gây hại cho bé

Sự thật là phụ nữ ngày nay cảm thấy nhiều áp lực khi mang thai. Ngoài những điều cơ bản như ăn uống lành mạnh như thế nào, uống vitamin trước khi sinh thì câu hỏi: "ăn cái này có an toàn không?" là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu khi mà vẫn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất đáng lo ngại. Để có thể yên tâm về điều này, mẹ có thể hỏi bác sĩ về các thực phẩm cần tránh khi mang thai. Ngay cả với những món ăn như phô mai, nước trái cây chưa được tiệt trùng hay thịt nguội... thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu như ăn phải một vài miếng, bởi lượng thực phẩm này đưa vào cơ thể vẫn rất ít, chưa đủ để ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Hãy nhớ ngày xưa các bà các mẹ chắc chắn không thể cẩn thận được như bạn bây giờ nhưng kết quả thì sao, bạn sinh ra vẫn khỏe mạnh. Vì thế hãy tự tin trong việc lựa chọn thực phẩm, mẹ chỉ cần nhớ một nguyên tắc đó là đảm bảo nấu chín thực phẩm trước khi ăn là được.

Tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến bé

Nhiều mẹ cho rằng những căng thẳng, lo âu - tâm trạng tất yếu khi bầu bí sẽ gây tổn hại đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách của bé. Thế nhưng trên thực tế, chỉ có stress kéo dài từ ngày này sang này khác mới có tác động nhỏ tới thai nhi, còn một chút cáu giận, lo âu trong ngày sẽ không gây hại cho em bé. Stress có thể dẫn tới nguy cơ sinh non nhưng mẹ hoàn toàn có thể hạn chế được điều này nếu biết kiểm soát tình hình. Tóm lại, nếu mẹ cảm thấy mình đang ở trạng thái căng thẳng, hãy tìm cách bình tĩnh lại như hít thở sâu, nghe nhạc hay chợp mắt một chút chẳng hạn, điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Sợ lắm... mang thai! - 2
Căng thẳng, lo âu trong thời gian ngắn không gây hại cho bé như mẹ vẫn nghĩ (ảnh minh họa)

Sợ bé bị dị tật bẩm sinh

Giống như bất cứ mẹ bầu nào, mẹ dường như nín thở khi chờ đợi kết quả mỗi lần khám thai, hy vọng kết quả cho thấy bé yêu khỏe mạnh và phát triển đúng hướng. Và mẹ có thể yên tâm nếu như biết rằng chỉ có khoảng 4% trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh bao gồm cả hội chứng nghiêm trọng như down, tim mạch đến các khuyết tật nhỏ sau này không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào cho bé. Hơn thế nữa, ngày nay, các xét nghiệm sàng lọc có thể giúp mẹ kiểm tra sức khỏe của bé ngay từ trong bụng mẹ để có cách xử lý sớm và hiệu quả nhất. Cách tốt nhất để bảo vệ bé chính là việc mẹ cần uống vitamin tổng hợp, axit folic trước và trong thời gian mang thai để giảm các nguy cơ dị tật não và tủy sống. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trong gia đình của bạn từng có trường hợp này sảy ra. Với những mẹ mang thai ở tuổi ngoài 35, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời khi phát hiện những tình huống xấu.

Sợ đẻ non

Hiện nay tỷ lệ sinh non chỉ chiếm khoảng 13% trong khi hơn 70% các bé sẽ được sinh trong khoảng từ 34 tới 36 tuần. Đây là thời điểm bé đã phát triển đầy đủ và đã tránh được nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", mẹ có thể phòng tránh vấn đề này bằng cách từ bỏ rượu, thuốc lá, khám thai định kỳ và bổ sung axit folic đầy đủ. Nghiên cứu ở 40.000 thai phụ cho thấy những thai phụ bổ sung axit folic một năm trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ thì có tới 70% sinh đúng dự kiến so với những người không dùng thuốc. Các chuyên gia cũng khẳng định axit folic có thể ngăn ngừa các gen bị hỏng và nguy cơ sinh non.

Sợ không thể giảm cân sau sinh

Trên thực tế, số cân nặng của mẹ sẽ giảm dần khi em bé lớn lên. Nuôi con bằng sữa mà không chỉ đem lại lợi ích cho bé mà còn là cách tuyệt hay để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp mẹ giảm cân nhanh chóng. Ngoài ra, việc tăng cân ở mức phù hợp, khoảng 7,5 - 13 kg sẽ giúp mẹ sớm lấy lại vóc dáng sau sinh. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các mẹ kết hợp ăn kiêng cùng với tập luyện thể thao giảm cân nhanh hơn chỉ cắt giảm lượng calo. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú thì mẹ không nên cắt giảm khẩu phần ăn quá nhiều, cần đảm bảo 2.000 calo mỗi ngày để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Sợ những biến chứng như tiền sản giật, tiểu đường...

Nguy cơ mắc tiền sản giật chỉ chiếm khoảng 5-8 % và thường xảy ra ở phụ nữ trên 35 tuổi và dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn vốn có tiền sử huyết áp cao thì cần được theo dõi chặt chẽ ngay từ khi mang thai để bác sĩ có thể phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh nếu có. Việc kiểm tra huyết áp định kỳ sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ mắc bệnh này. Cũng đừng bỏ qua các dấu hiệu như chân tay phù, mắt mờ, đau đầu ở ba tháng đầu thai kỳ. Đối với bệnh tiểu đường, nguyên nhân là do cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường có trong cơ thể khiến chúng được tích lũy trong máu. Để tránh nguy cơ tiểu đường, mẹ chỉ cần giảm bớt lượng tinh bột trong trong khẩu phần ăn. Đối với những thai phụ khỏe mạnh, không có tiền sử mắc bệnh này, kiểm tra đường huyết thường xuyên giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ có thể giúp phát hiện sớm loại bệnh này.

Sợ lắm... mang thai! - 3
Đau đẻ là nỗi sợ hãi của nhiều mẹ bầu (ảnh minh họa).

Ham muốn "yêu" không còn như trước nữa

Việc bận bịu chăm sóc con nhỏ có thể khiến bạn giảm bớt ham muốn tình dục, đời sống vợ chồng khồn còn được mặn nồng như trước nhưng chỉ cần một thời gian ngắn, cơ thể bạn sẽ phục hồi lại và chuyện chăn gối sẽ nhanh chóng được hâm nóng lại như trước. Nhiều mẹ thú nhận rằng khi còn ra đời, họ thèm ngủ hơn "thèm" chồng, một phần do mệt mỏi, gần như dành hết sức lực chăm sóc bé, tập quen với vai trò làm mẹ, một phần do cảm giác khô rát khi "yêu" khiến họ chán nản. Tuy nhiên, cùng với thời gian, 70% phụ nữ khẳng định họ đã lấy lại được "phong độ" như xưa thậm chí ham muốn còn tăng lên khi bé được 6 tháng.  Nếu như vẫn xuất hiện tình trạng khô rát, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của các loại gel bôi trơn.

Sợ đẻ

Những câu chuyện của người đi trước khiến mẹ sợ hãi khi nghĩ đến lúc mình nằm lên bàn đẻ, những cơn đau đẻ hành hạ như chết đi sống lại, nghĩ tới cảnh nằm "tênh hênh" để bác sĩ nam kiểm tra đã nổi hết gai ốc. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng bởi đến lúc vào phòng sinh, mẹ chẳng còn tâm trí đâu lo mấy chuyện đó, mối quan tâm hàng đầu của mẹ sẽ chỉ là em bé sắp chào đời mà thôi. Nếu vẫn lo lắng, mẹ có thể tham gia vào các lớp học tiền sản để chuẩn bị kiến thức, tâm lý, lựa chọn bác sĩ sản khoa mẹ tin tưởng để giúp đỡ mẹ khi "vượt cạn", chia sẻ những lo sợ của mẹ khi sinh để xóa đi những lo lắng ấy. Một kinh nghiệm từ các chị em đã từng trải qua giây phút này đó là mẹ chỉ cần thư giãn và nghĩ tới chuyện được bế bé yêu trên tay là đã có thể vượt qua nỗi "sợ hãi" này dễ dàng rồi.

Sợ mình sẽ làm điều gì đó đáng xấu hổ khi sinh

Bạn có thể đã nghe tất cả các loại câu chuyện trong phòng sinh nhưng rặn ra "sản phẩm" trước cả khi rặn đẻ, đau quá đến mức chửi chồng thậm chí chửi cả bác sĩ. Rồi các bác sĩ, y tá nhìn chằm chằm vào âm đạo của mẹ trong thời gian dài, chờ đợi sự xuất hiện của bé.... Nhưng mẹ nên để những lo lắng này ra khỏi đầu thôi. Các bác sĩ trải qua điều này thường xuyên, 5, 6 lần mỗi ngày nên bất cứ điều gì xấu hổ mẹ có thể làm ra để giảm đau đớn thì họ cũng đã từng chứng kiến nhiều lần rồi. Vì thế mẹ đừng mất thời gian quan tâm tới chúng, thay vào đó hãy tưởng tượng đến giây phút kì diệu khi bé chào đời và lần đầu mẹ được nhìn thấy bé xem.

Sợ phải mổ

Có khoảng 1/3 số em bé được sinh ra nhờ phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đều là các trường hợp đã được xác định trước do thai nhi quá to, vị trí thai nhi ngược, tràng hoa quấn cổ hay mẹ đã từng sinh mổ trước đó... còn các trường hợp sinh mổ khẩn cấp thì thường rất ý. Bạn không cần phải quá lo lắng, đó đơn giản cũng là một cách để em bé và bạn gặp nhau nhanh hơn thôi.

Sợ không đến bệnh viện kịp

Chị em luôn sợ khi xuất hiện cơn đau đẻ sẽ không kịp tới bệnh viện, đẻ rơi con trên xe. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy các bé thường ra đời sau 12-21 tiếng đau đẻ. Vì thế mẹ có rất nhiều thời gian để sửa soạn đồ và đến bệnh viện. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng, hãy thử tính toán trước khoảng thời gian đến bệnh viện vào giờ cao điểm xem mất bao lâu để không phải cuống cuồng sợ không kịp nữa.

Sợ lắm... mang thai! - 4
Bản năng làm mẹ sẽ giúp mẹ chăm sóc bé đúng cách (ảnh minh họa)

Sợ không biết chăm con

Chẳng ai có thể làm trôi chảy việc gì ngay lần đầu. Tuần đầu tiên chăm sóc bé mẹ thường gặp khó khăn, ngay cả những việc đơn giản nhất cũng khiến mẹ lúng túng, lóng ngóng không biết làm sao. Tuy nhiên, bản năng làm mẹ sẽ dạy bạn cạch làm đúng đắn. Nếu cảm thấy không yên tâm, mẹ có thể xin lời khuyên của những người đi trước, chịu khó tham khảo sách báo về kinh nghiệm làm mẹ trong thời gian mang bầu, bởi sau khi sinh, em bé sẽ chiếm hầu hết thời gian của mẹ nên mẹ khó có lúc nào để nghiên cứu điều này.

Thanh Nga (Theo PR)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu