Tại sao mẹ bầu nào cũng phải học đếm cử động thai nhi?

Ngày 26/02/2018 10:02 AM (GMT+7)

Chu kỳ cử động của thai nhi có giúp mẹ bầu xác định được trạng thái sức khỏe, giờ giấc sinh hoạt của bé như thế nào? Chuyên gia hộ sinh Anna Nella quỹ hỗ trợ sinh đẻ Tommy’s sẽ có câu trả lời cho các mẹ.

Nếu các mẹ đang trong tam các nguyệt thứ 2, cảm giác rục rịch trong bụng mẹ chính là những cử động ban đầu của bé.

Cảm nhận cử động của bé lần đầu tiên trong đời chính là điều các mẹ sẽ khó có thể quên. Không chỉ là một trải nghiệm đầy cảm xúc để gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, mà mẹ có thể nhờ đó mà đoán được từng hành động, thậm chí cả những tâm trạng của bé.

Cú đạp đầu tiên diễn ra vào lúc nào?

Tại sao mẹ bầu nào cũng phải học đếm cử động thai nhi? - 1

Trong giai đoạn 2 của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của bé. (Ảnh minh họa)

Thời điểm bé bắt đầu dấu hiệu cử động đầu tiên phụ thuộc vào việc mẹ đã từng mang bầu trước đó hay chưa.

Nghiên cứu cho thấy nếu đây là lần đầu tiên làm mẹ, các cử động đầu tiên sẽ xuất hiện trong tuần từ 15 đến 22 tính từ thời điểm mang thai. Còn theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa của Hoàng gia Anh, hầu hết các mẹ sẽ cảm nhận được dấu hiệu động đậy của bé trong tuần mang thai từ thứ 18 đến 20. Nhưng nếu đã sinh con từ trước, mẹ sẽ cảm nhận được dấu hiệu trên trong thời gian sớm hơn.

Nó chỉ như một sự xao động nhẹ thoáng qua rất nhanh trước khi mẹ có thể nhận ra. Nó chỉ giống như quả bong bóng vỡ hay cảm giác của các mẹ trước lúc… xì hơi vậy. Việc không cảm nhận được nó trong nhiều ngày hay thậm chí cả tuần cũng là điều rất bình thường.

Nhận biết cử động của bé như thế nào?

Khi những cú hích trở nên mạnh hơn, những rung động nhẹ sẽ chuyển sang một cảm giác như bật nắp một chai sâm panh vậy.

Và mẹ sẽ sớm nhận ra bé sẽ trở nên hiếu động ở một số thời điểm nhất định, thường vào thời điểm mẹ đang trên đường về nhà sau một ngày làm việc bận rộn.

Theo các nghiên cứu chỉ ra, đỉnh điểm cho các hoạt động của bé thường diễn ra vào buổi chiều hoặc tối. Khi thư giãn, mẹ sẽ không phải tiêu hao nhiều oxy, điều đó sẽ khiến bé ngọ nguậy. Tuy nhiên, bé cũng có một số thời điểm tăng động vào sáng sớm. Điều mấu chốt là mẹ phải biết các quy trình hoạt động của bé trong ngày.

Bé sẽ cử động bao nhiêu lần?

Tại sao mẹ bầu nào cũng phải học đếm cử động thai nhi? - 2

Số cử động của mỗi bé là khác nhau nên mẹ đừng nên so sánh giữa bản thân và mẹ bầu khác. (Ảnh minh họa)

Dù có nhiều người cho rằng cứ tầm 10 cú đạp cách nhau 2 tiếng là điều “bình thường”, các chuyên gia ý tế đang dần phủ nhận điều đó.

Đừng quá tập trung vào số cử động của bé trong một giờ, thay vào đó hãy tập trung vào việc các cử động đấy có bình thường hay không. Nếu có thay đổi, hãy liên hệ ngay nữ hộ sinh.

Đừng so sánh số cử động trong bụng của mẹ với các mẹ khác. Nó chỉ là một phần rất nhỏ trong bụng mẹ lúc này thôi, nên thật vô nghĩa khi có bất kỳ một sự so đo nào.

Bé thường cử động ở đâu?

Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp rõ nhất khi chúng hướng đến phần trước bụng. Nếu nhau thai ở phần trước bụng của mẹ, thì nó có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mẹ về các cử động của bé.

Phần nhau thai sẽ có chức năng như “bao cát” cho các cú đạp của bé, khiến mẹ cảm nhận được chúng hơn. Kết quả chụp thai 20 tuần sẽ hiển thị vị trí nhau thai của mẹ. Và nếu trường hợp  này xảy ra, các mẹ hãy bắt đầu chú ý đến chu kỳ sinh hoạt của bé và tập trung cảm nhận các cú đạp vào phần bên hoặc dưới phần bụng.

Từ tuần thứ 32, các mẹ có thể bắt đầu xác định được chu kỳ ngủ của bé dựa trên chu kỳ các lần đạp. Chu kỳ ngủ của bé sẽ không khớp với của mẹ, khi lên giường, đó cũng là thời điểm bé có thể tỉnh giấc và bắt đầu quẫy đạp.

Có nhiều đồn đoán cho rằng có sự tương quan trong thời gian bé thường xuyên quẫy đạp, và thời điểm bé thức giấc sau khi sinh. Một số thói quen của bé trong bụng mẹ sẽ cần thời gian để thay đổi và phát triển sau khi chào đời.

Kiểm soát hành vi của bé như thế nào?

Tại sao mẹ bầu nào cũng phải học đếm cử động thai nhi? - 3

Khi bé không đạp hoặc đạp ít, mẹ nên lưu ý. (Ảnh minh họa)

Khi đã nắm được thời điểm bận rộn nhất của bé, các mẹ có thể sử dụng cách này để điều chỉnh các hành vi của bé. Hầu hết các bé đầu rất hiếu động, và động đậy rất nhiều khi còn trong bụng mẹ. Đó là dấu hiệu cho thấy chúng đang có rất nhiều oxy và nhau thai vẫn đang hoạt động hiệu quả

Và một thay đổi trong hành vi của bé thôi cũng có thể báo trước cho các mẹ về vấn đề có thể xảy ra. Nếu mẹ có cảm giác bé không được chuyển động như bình thường, hoặc có sự suy giảm trong cường độ các cú đạp, thì đó là lúc thích hợp để đi kiểm tra xem bé có ổn không. Hãy đi gặp ngay với các nữ hộ sinh để được đánh giá đơn vị thai sản.

Có một vài nguyên nhân khiến bé ít quẫy đạp hơn bình thường. Nó có thể là những thứ rất đơn giản như mức độ căng thẳng, điều có thể khiến mẹ ít quan tâm hơn đến cường độ cử động của bé.

Trong trường hợp này, các mẹ nên đi gặp bác sĩ sản phụ ngay để được khám thai đầy đủ và đảm bảo mọi thứ đều ổn, và nhận được sự giúp đỡ kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

Các mẹ cũng nên đi khám nêu như cường độ đạp của bé có dấu hiệu dữ dội hơn bình thường. Bé có thể tăng động hơn bình thường ở thời điểm sau bữa ăn, do tăng lượng đường huyết. Quan hệ giường chiếu, và uống cà phê khi mang cũng làm bé hăng đạp hơn. Nhưng nếu hành vi này xảy ra mà không rõ nguyên nhân, các mẹ hãy đi gặp bác sĩ ngay.

Gắn kết hành vi của gia đình với bé như thế nào?

Tại sao mẹ bầu nào cũng phải học đếm cử động thai nhi? - 4

Hãy để bố cùng tham gia giám sát quy trình hoạt động của bé.

Thời điểm dấu chân hoặc tay của bé xuất hiện trên bụng mẹ thường là thời điểm bố cảm nhận được bé rõ ràng nhất. Bé sẽ nhận ra giọng của bố và phản ứng lại với nó. Vì thế hãy để bố đặt tay lên bụng mẹ khi nói chuyện với bé.

Tư thế nào là tốt nhất để cảm nhận các cử động của bé?

Nằm là tư thế tốt nhất để cảm nhận các cú đạp của bé. Tư thế này cho phép cơ thể của mẹ có được sự lưu thông tối đa, khiến cho bé trở nên năng động hơn.

Tiếng động bên ngoài tác động đến bé như thế nào?

Từ tuần thứ 32, bé có thể đạp khi phản ứng lại một bản nhạc quen thuộc. Mẹ xem chương trình nào thường xuyên, thì bé cũng sẽ thích chương trình đấy. Và bé sẽ đạp khi nhận ra khi nhận ra nhạc hiệu quen thuộc của chương trình đó.  

3 cách để kích thích hoạt động của bé

Uống một ly nước đá, nước lạnh sẽ làm bé tỉnh giấc, và sự tăng áp lực lên tuyến bài tiết của mẹ sẽ khiến bé dễ cảm nhận được hơn.

Nhẹ nhàng mát xa phần bụng hoặc nhờ bố làm việc này giúp mẹ. Bé sẽ có thể phản ứng với tác động bên ngoài từ tuần thứ 28.

Dành một lần tắm trong bồn thật lâu và thư giãn để giúp mẹ “bắt nhịp” hơn với các chuyển động của bé. Theo dõi những gợn sóng nho nhỏ mà bé tạo ra cũng là trải nghiệm rất thích thú.

Cử động của bé thay đổi như thế nào

Từ tuần 14 đến 24

Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy được những cử chỉ đầu tiên của bé trong thời gian này, dù nó khá là đau. Nhưng nếu sau 24 tuần mà bé vẫn không nhúc nhích thì mẹ cần đến bệnh viện ngay.

Tuần thứ 28

Lúc này bé sẽ phản ứng lại với những  lần chạm tay vào bụng, nhịp tim tăng và có thính giác cũng đang phát triển. Vì thế bé có thể phản ứng hoặc thậm chí kích động với tiếng ồn.

Tuần thứ 29

Tứ chi của bé có thể nhìn thấy ngay ở ngoài bụng – có thể là gót chân hay cả bàn chân. Điều này sẽ giúp cả bố và mẹ gắn kết với bé hơn. Và thỉnh thoảng mẹ có thể cảm thấy những chấn động nho nhỏ trong bụng khi bé ngọ nguậy.

Tuần thứ 32

Bé sẽ cử động tích cực hơn ở quãng thời gian này, và các quy trình cử động cũng sẽ cố định hơn và không còn có dấu hiệu giảm đi.

Tuần thứ 36

Không gian trong bụng sẽ trở nên hạn hẹp đáng kể. Hệ cơ trong tử cung và bụng của mẹ cũng sẽ giúp bé cố định một chỗ, những cú đạp lần này sẽ cho biết bé đang ngẩng hay cúi đầu

Nếu bé nhúc nhích mông vào xương chậu của mẹ, nó sẽ giống như một cú đập đầu mạnh hơn là đạp. Vì không thể cử đông thường xuyên như trước, mẹ có thể thường xuyên nhận thấy những có thúc vào sườn ở một hay cả hai bên

Tuần thứ 40

Bé sẽ tiếp tục cử động kể cả khi mẹ đang trong quá trình chuyển dạ. 

Những bức ảnh mang thai, sinh nở thô mộc nhưng đẹp đến mức lay động lòng người
Dù bạn đã từng "vượt cạn" hay chưa, những bức ảnh tuyệt đẹp đến mức lay động lòng người dưới đây chắc chắn sẽ để lại cho bạn những ấn tượng khó phai.
Việt Anh (Dịch từ Mother & Baby)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi