Hầu hết bà bầu khi thấy thai 38 tuần bụng căng cứng đều nghĩ đến việc bản thân sắp chuyển dạ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những nguyên nhân khác gây nên hiện tượng này.
Bước vào những tháng cuối thai kỳ, các cơn gò căng cứng bụng trở nên phổ biến hơn. Thời điểm bà bầu cảm thấy nặng nề và khó nhất nhất là khi thai 38 tuần bụng căng cứng, tác động trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của chị em mang thai. Vậy liệu những dấu hiệu khiến bụng bầu căng cứng này, có phải là tín hiệu mẹ sắp chuyển dạ và em bé chào đời?
Vì sao thai 38 tuần bụng căng cứng?
Hầu hết bà bầu khi thấy có biểu hiện căng gò cứng phần bụng, đều nghĩ đến việc bản thân sắp chuyển dạ. Thai 38 tuần bụng căng cứng có thể do các yếu tố như:
- Do sự mở rộng của tử cung
Ở những tháng cuối thai kỳ, em bé phát triển mỗi lúc một nhanh, lúc này trọng lượng của thai nhi cũng tăng đạt mức ổn định dẫn đến hiện tượng chèn ép các cơ quan bên trong bụng mẹ.
Thai nhi lớn dần làm diện tích giữa khoang chậu, giữa bàng quang và trực tràng cũng bị thu hẹp lại. Đây là tác nhân khiến thành tử cung của mẹ căng ra thích hợp với kích thước và cân nặng của bé, mẹ cảm thấy bụng bầu căng cứng khó chịu.
Trọng lượng của thai nhi tăng nhanh dẫn đến hiện tượng chèn ép các cơ quan bên trong bụng mẹ.
- Thể trạng và trọng lượng của cơ thể mẹ
Chính thể trạng và trọng lượng thân hình của mẹ cũng tác động rất lớn đến chiếc bụng bầu hay căng cứng. Kinh nghiệm cho thấy, các mẹ bầu có thể trạng mảnh khảnh, gầy yếu, sẽ có cảm giác bụng căng cứng sớm hơn các mẹ thể trạng nhiều mỡ đầy đặn.
- Bụng căng cứng do tâm lý
Thai kỳ bà bầu thường rất nhiều cảm xúc, ở những tháng cuối thai kỳ, bà bầu cảm giác bụng căng cứng cũng là điều dễ hiểu, bởi tâm lý lo lắng khi cận kề ngày sinh. Tâm lý căng thẳng, các hormone cũng thay đổi tác động trực tiếp đến suy nghĩ của em bé, các hoạt động của bé từ đó cũng bị điều khiển như đạp hay gồng khiến thành bụng của mẹ gò lên cứng căng. Không vì thế mà mẹ bầu lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ và bé.
- Mẹ bầu bị táo bón
Bà bầu mang thai khó mà tránh khỏi hiện tượng táo bón, nhất là ở những tuần cuối của thai kỳ. Táo bón là một tình trạng khá phổ biến trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong những tuần gần cuối của thai kỳ. Sở dĩ bà bầu bị táo bón yếu tố tác động là do tử cung đè lên hệ tiêu hóa, mà ở đây là ruột dẫn đến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Việc hormone progesterone tăng lên trong cơ thể càng làm cản trở quá trình tiêu hóa hơn dẫn đến bà bầu bị táo bón. Táo bón làm cho bụng căng cứng, cảm giác khó chịu hơn. Càng về cuối thai kỳ, tình trạng căng cứng bụng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, để phần nào hạn chế được chứng táo bón, mẹ nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây, uống nhiều nước và nên đi lại thường xuyên để hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng hoạt động thuận lợi hơn.
- Bà bầu ăn một lúc quá nhiều thức ăn
Việc nhiều bà bầu nạp nhiều năng lượng với suy nghĩ “ăn cho con” nhưng không theo kế hoạch hay lịch cụ thể. Dẫn đến việc dạ dày bị quá tải, không kịp hấp thu và tiêu thụ dẫn đến cảm giác đầy bụng, căng cứng bụng. Điều này rất phổ biến, tuy nhiên không ảnh hưởng gì đáng kể đến em bé cả.
Nếu có dấu hiệu căng cứng bụng vì nguyên nhân này, các mẹ bầu hãy thử vận động nhẹ nhàng đều đặn, chia bỏ bữa ăn và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bụng căng cứng.
- Do nhau thai tách rời
Trong quá trình sinh em bé hoặc sau đó một lúc nhau thai sẽ tách rời khỏi tử cung. Song cũng có một vài trường hợp nhau thai tách ra sớm trước cả khi em bé chào đời, đó được coi là một dấu hiệu báo con sắp chào đời.
Khi nhau thai tách rời, tử cung mẹ bầu trở nên cứng hơn so với bình thường, nhiều mẹ còn co cảm giác như phần bụng bầu bị co lại.
- Nguyên nhân khác
Từ những căn nguyên trên, các mẹ bầu không vì thấy phổ biến lại không ảnh hưởng quá nhiều mà lơ là chủ quan. Thai 38 tuần bụng căng cứng cũng có thể là biểu hiện của nguy cơ như thai thai lưu, sảy thai, tiền sản giật
... Nếu thực sự bà bầu căng cứng bụng do thai lưu nhưng không biết sẽ rất nguy hiểm, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Nếu bà bầu có nguy cơ sảy thai, thường sẽ có những triệu chứng kèm theo như : đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo…
Những tháng cuối thai kỳ, các cơn gò căng cứng bụng trở nên phổ biến hơn.
Làm gì để hạn chế tình trạng căng cứng bụng ở tuần 38 thai kỳ?
Khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu khó mà tránh khỏi dấu hiệu bụng căng cứng. Để giảm cảm giác bị gò bụng, bà bầu nên thực hiện một số việc như:
- Bà bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn
- Trong quá trình ăn cần ăn từ từ để tiêu hóa dễ dàng
- Bà bầu cần bổ sung nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn
- Nhớ uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày
Lưu ý:
- Bà bầu không nên uống nhiều thức uống có gas, các đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia
- Chăm chỉ massage để bụng bầu lưu thông máu tốt hơn.
- Mẹ nên vận động nhẹ, đi lại mỗi ngày, nghỉ ngơi điều độ để tinh thần luôn thoải mái.
Bà bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn để phần nào giảm bớt tình trạng căng cứng ở bụng
Thai 38 tuần gò cứng bụng khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Thai 38 tuần bụng căng cứng lâu nay hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải, có điều mỗi mẹ bầu sẽ diễn ra theo thời điểm và cơn gò khác nhau. Tuy nhiên, nếu bà bầu cảm giác các cơn gò cứng bụng có biểu hiện không an toàn, có dấu hiệu bất ổn thì nên sớm đi gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Thai 38 tuần hay thai 39 tuần bụng căng cứng cần đi gặp bác sĩ khi đi kèm các triệu chứng:
- Mẹ bị mất máu kéo dài
- Tiêu chảy nhiều trong những tháng cuối
- Buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, ngất xỉu
- Có cảm giác đau âm ỉ không dứt
- Bụng phình to và không cảm nhận được hoạt động của thai.
- Bà bầu chảy máu trực tràng
- Dịch tiết nhiều ở âm đạo
- Bà bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, da tái nhợt
- Không có cảm giác muốn ăn
- Vừa táo bón vừa tiêu chảy
- Huyết áp thấp hoặc cao đột ngột
Càng gần đến ngày sinh nở, mẹ càng cảm nhận được những cơn gò căng cứng mạnh mẽ hơn. Các mẹ vẫn thường tự hỏi liệu đây có phải là dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày. Để có câu trả lời, các mẹ hãy lắng nghe những thay đổi của chính cơ thể, từ đó có hướng chăm sóc sức khỏe những tháng cuối thai kỳ tốt nhất.