Từ tuần này, bộ não đã phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục trong suốt năm đầu tiên của bé sau khi sinh.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Em bé hiện đã dài khoảng 28 cm tính từ đầu đến gót chân với trọng lượng khoảng 450g. Nếu bạn nhìn thấy thai nhi bây giờ, bé sẽ giống một bản sao thu nhỏ của trẻ sơ sinh. Làn da của bé vẫn nhăn và trong suốt nhưng điều này sẽ dần thay đổi khi em bé hấp thụ nhiều chất béo hơn.
Từ tuần này, bộ não đã phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục trong suốt năm đầu tiên của bé sau khi sinh. Đôi môi đã được định hình đầy đủ, răng nanh và hàm răng cửa ở ngay phía dưới nướu, sẵn sàng để xuất hiện sau một vài tháng em bé được sinh ra. Các chồi vị giác cũng được hình thành trên lưỡi của bé.
Bé con sẽ vẫn ‘tập thể dục’ rất nhiều lần, với những khoảng trống rộng rãi bên trong túi ối. Nếu chồng đặt tay lên bụng của bạn, anh ấy sẽ cảm nhận thấy sự di chuyển của con (nhưng có thể phải chờ đến một tuần hoặc lâu hơn). Khi các giác quan của bé đang phát triển, bạn có thể nhận được sự phản ứng lại nếu bạn ấn nhẹ lên phần bụng của mình, và bạn có thể cảm thấy sự chuyển động khi em bé điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ nếu bạn tắm trong một bồn nước ấm (không nóng).
Em bé hiện đã dài khoảng 28 cm tính từ đầu đến gót chân với trọng lượng khoảng 450 g. (ảnh minh họa)
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Tử cung của bạn bây giờ nằm phía trên rốn khoảng 3 cm. Bạn có thể nhận thấy những con số trên chiếc cân ngày càng tăng khi bạn tăng cân nhanh chóng - trung bình 5,5 đến 7 kg cho đến tuần thứ 22 này. Mỗi tuần, bạn sẽ tăng thêm khoảng 225g. Với những mức tăng cân khác nhau, trung bình một người phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng từ 10–12.5 kg. Trọng lượng này không chỉ là của thai nhi mà còn của nhau thai với cân nặng khoảng 500 g khi sinh, và chất béo mà cơ thể bạn tích lũy để chuẩn bị cho việc tạo sữa sau khi sinh em bé.
Ngực của mẹ sẽ tiếp tục tăng kích cỡ và đến tuần này, bạn đã có thể có sữa non. Thứ sữa béo ngậy này chứa đựng rất nhiều dinh dưỡng và sẽ là loại sữa đầu tiên dành cho em bé.
Phụ nữ mang thai có thể thấy những vạch màu đỏ ở mông, đùi, bụng hoặc ngực của mình, đó chính là những vết rạn. Chúng không xuất hiện ở mọi phụ nữ mang thai (và kể cả không mang thai bạn vẫn có thể có chúng). Sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến sự cân bằng của protein khiến da mỏng hơn, và khi da dãn ra với kích thước ngày càng tăng của tử cung, vết rạn da thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần 22 đến 24, khi da được kéo dãn với tốc độ nhanh chóng. Dù các vết rạn sẽ mờ dần đi sau khi em bé được sinh ra, chúng cũng có thể không hoàn toàn biến mất.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Đừng quá chú trọng vào việc bạn phải tăng bao nhiêu cân khi mang thai, nhưng việc tăng quá nhiều hoặc quá ít cân lại gây ra một số vấn đề. Tăng cân quá nhiều trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ (do đó làm tăng nguy cơ của việc sinh em bé lớn) và chứng tiền sản giật. Tăng cân quá ít có thể dẫn đến sinh non hoặc sinh con với trọng lượng sinh thấp (dưới 2,5 kg). Cân nặng của bạn trong thời gian mang thai có thể liên quan đến trọng lượng của bạn trước khi có thai, nhưng hãy nhớ mang thai không phải là thời gian tốt nhất để ăn kiêng bởi con bạn cần có một chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng tốt. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về cân nặng của bạn, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên phù hợp nhất cho cả mẹ và em bé.
Nếu bạn phát hiện một số chất đặc màu kem hoặc vàng bị rò rỉ từ núm vú, đó chính là sữa non. Việc rò rỉ sữa non thường xảy ra trong quá trình mang thai. Bạn hãy lót những miếng đệm vú bên trong áo ngực để chống ẩm.
Bạn có thể sử dụng một loại kem làm dịu ngứa - điều mà có thể xảy đến cùng những vết rạn da, tuy nhiên việc ngăn chặn những vết rạn da hình thành là rất khó ngoài việc bạn tránh tăng cân quá mức để giữ chúng ở mức tối thiểu.