Não của em bé có thể đã phát triển đủ để điều khiển các biểu cảm trên gương mặt của mình. Nếu mẹ uống một thứ gì đó có vị đắng hay hương vị lạ, em bé có thể nuốt phải chúng thông qua nước ối và ‘nhăn nhó’.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Em bé hiện giờ đã dài khoảng 30 cm tính từ đầu tới gót chân với cân nặng xấp xỉ 600 g (bé sẽ tăng khoảng 90 g mỗi tuần). Cân nặng tăng lên chủ yếu bởi xương, cơ bắp và các cơ quan, chúng sẽ tiếp tục tăng trưởng về kích cỡ cho tới khi cơ thể đạt kích thước đầy đủ. Não của em bé có thể đã phát triển đủ để điều khiển các biểu cảm trên gương mặt của mình. Nếu mẹ uống một thứ gì đó có vị đắng hay hương vị lạ, em bé có thể nuốt phải chúng thông qua nước ối và ‘nhăn nhó’.
Các mạch máu được hình thành trong phổi sẽ cho phép việc trao đổi oxy và CO2 diễn ra trong phổi của bé. Các tế bào trong phổi có thể sản xuất surfactant - một chất giúp các túi khí được thổi phồng để chuẩn bị cho việc hít thở của các em bé.
Khi phổi và các cơ quan thiết yếu khác đã phát triển đầy đủ, một em bé bị sinh non ở tuần 24 cũng có thể tồn tại bên ngoài tử cung. Tuy nhiên, một hệ lụy kéo theo là nguy cơ khuyết tật ở trẻ cũng sẽ tăng.
Trong vòng 4 tuần nữa, mẹ sẽ cảm nhận được những cửa động của con mình như các cú đá, cú đạp và sự tăng lên thành 750ml dung dịch trong túi nước ối.. Những cử động bằng chi sẽ trở nên rõ ràng hơn như một cú đấm hoặc đá, nhưng khi toàn bộ cơ thể xoay chuyển thì những cử động đó sẽ rất mượt mà. Khi có tiếng động bất ngờ, thậm chí bạn còn có thể nhận thấy rằng bé con bị giật mình nhảy bật lên.
Em bé hiện giờ đã dài khoảng 30 cm tính từ đầu tới gót chân với cân nặng xấp xỉ 600g. (ảnh minh họa)
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Tử cung của bạn hiện giờ đã phát triển lên phía trên rốn của bạn và ngày càng tăng về kích thước, nó có thể đã bắt đầu tạo áp lực lên cơ quan tiêu hoá của bạn. Mẹ có thể sẽ bắt đầu gặp phải chứng ợ nóng và khó tiêu.
Bạn càng ngày sẽ càng cảm thấy mệt mỏi và thèm ăn - điều này không lấy gì làm ngạc nhiên bởi cơ thể bạn đã làm việc thật chăm chỉ với phổi và tim phải bơm thêm 50% máu và oxy cho em bé trong bụng của bạn. Tuy nhiên, trong khi bạn có thể cần phải tăng lượng thức ăn bạn ăn, bạn chỉ nên hấp thụ thêm 200 calo mỗi ngày.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nếu bạn gặp phải chứng khó tiêu và ợ nóng, hãy chia ra làm nhiều bữa ăn nhỏ. Sau khi ăn, đi bộ cũng mang lại hiệu quả tốt.
Bạn nên bắt đầu lớp học tiền sản vào khoảng tuần này. Khoá học thường kéo dài khoảng 8 đến 9 tuần và lý tưởng nhất là sẽ kết thúc vào thời điểm bạn đạt đến tuần 37.
Nếu bạn không cảm thấy em bé di chuyển cho đến tuần 24 này, nữ hộ sinh của bạn nên kiểm tra nhịp tim cho thai nhi và sắp xếp các cuộc kiểm tra khác như siêu âm.
Nếu tại bất kỳ một khoảng thời gian nào trong quá trình mang thai, bạn không chắc chắn về một triệu chứng của mình hoặc không rõ triệu chứng ấy bắt đầu từ đâu nhưng lại có thể cảm thấy nó, đừng ngần ngại mà gọi ngay cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình. Thực hiện cuộc gọi điện thoại có nghĩa là bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ nếu có điều gì là sai, hoặc nếu không bạn sẽ cảm thấy yên tâm nếu mọi thứ đều ổn. Bác sĩ hay nữ hộ sinh của bạn cần làm quen với việc nhận được nhiều cuộc điện thoại với những nội dung đa dạng khác nhau, và trong quãng thời gian dài mang thai thì phòng bệnh đương nhiên sẽ tốt hơn chữa bệnh.
Hiện tại thì thai nhi đã ổn định khá tốt, bạn có thể dành thời gian nghĩ thêm về kế hoạch sinh đẻ của mình - điều mà nữ hộ sinh nên nói với bạn trong suốt cuộc hẹn đầu tiên trong thời kì mang thai. Một kế hoạch sinh nở không chỉ thông báo cho những bác sĩ của bạn nơi mà bạn muốn sinh con mà còn cách thức mà bạn muốn sinh - bao gồm cách bạn muốn để đối phó với những cơn đau chuyển dạ và bất kỳ thiết bị sinh nở nào mà bạn muốn sử dụng hoặc tránh. Hầu hết phụ nữ đều chọn tới bệnh viện để sinh, một số thì đẻ ở nhà, hoặc, như sự kết hợp giữa hai lựa chọn, các nhóm nữ hộ sinh tới từ bệnh viện hoặc trung tâm sinh nở sẽ tới đỡ đẻ ở một địa điểm cách biệt - hai lựa chọn cuối cùng này mang tới cảm giác như ở nhà so với việc sinh đẻ ở bệnh viện nhưng lại hỗ trợ nhiều chức năng y tế hơn ở nhà. Lựa chọn của mẹ phụ thuộc vào việc nếu đây là lần sinh đẻ đầu tiên hoặc tình trạng sức khỏe của mẹ và các lựa chọn liên quan tới vùng miền, địa phương. Nữ hộ sinh có thể trả lời các câu hỏi và giải đáp các thắc mắc của mẹ. Thậm chí nếu mẹ đã chọn một phương pháp để tiến hành sinh nở, mẹ vẫn có thể thay đổi sau đó nếu cảm thấy không thích hợp.