Thai nhi 33 tuần tuổi: Quay đầu "đòi ra"

Ngày 07/10/2016 02:02 AM (GMT+7)

Cuộc sống bên trong tử cung của bé đã trở nên gò bó, chật hẹp vì vậy mẹ đừng mong đợi thai nhi sẽ hoạt bát như tháng trước.

Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:

Sự phát triển của thai nhi 33 tuần

Thai nhi tiếp tục phát triển đạt 44cm về chiều dài và 2kg về cân nặng. Mặc dù xương đã trở nên linh hoạt, giờ đây chúng vẫn tiếp tục trở nên cứng cáp và đặc hơn. Xương sọ là một ngoại lệ khi vẫn duy trì cách biệt và khá mềm, bởi vậy em bé có thể được sinh ra bằng cách sinh đẻ qua đường ống. Bộ não cùng hệ thống thần kinh đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng để chào đời.

Cuộc sống bên trong tử cung của bé đã trở nên gò bó, với các chi uốn gập lại, vậy nên cũng sẽ có khi bạn cảm thấy con đang chuyển động trong cơ thể, nhưng đừng mong đợi chúng sẽ hoạt bát như tháng trước. Hầu hết các em bé sẽ ở trong tình trạng lộn ngược với đầu trở xuống trong thời kì này, để chuẩn bị cho cuộc sinh nở, nhưng tất nhiên không phải là tất cả - một số sẽ tiếp tục thay đổi vị trí.

Thai nhi sẽ ngủ nhiều hơn, giống như một đứa bé sơ sinh.

Thai nhi 33 tuần tuổi: Quay đầu amp;#34;đòi raamp;#34; - 1

Các chi của bé giờ  bị gập lại không được thoải mái (Ảnh minh họa)

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ khi mang thai tuần 33

Bạn sẽ tiếp tục tăng cân, nhưng hãy nhớ bổ sung những thực đơn giàu dinh dưỡng về mặt vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi.Thai nhi sẽ hấp thụ canxi từ mẹ, giúp xương trở nên cứng cáp hơn, vì vậy xương của bạn sẽ phải chịu đựng nếu bạn không bổ sung đủ canxi. Nếu bạn lo lắng về vấn đề tăng cân, hãy nói chuyện với các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ - người có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên thích hợp và đảm bảo cho quá trình sinh nở của bạn. Đừng bao giờ bỏ bữa bởi vì bạn nghĩ mình tăng cân quá nhiều!

Khoảng một nửa trong số những người phụ nữ lần đầu mang thai sẽ có cảm giác đè nén ở vùng xương chậu. Nếu bạn trải qua cảm giác này, thì chứng tỏ em bé đã đổi vị trí đầu xuống phía dưới và điều này tạo áp lực lên cổ tử cung. Đối với những phụ nữ đã có con, bình thường điều này sẽ xảy ra trước khi sinh một tuần.  

Sự tăng trưởng của hoóc-môn progestorone trong suốt quá trình mang thai khiến các mạch máu giãn nở. Áp lực và cân nặng khi thai nhi cùng tử cung phát triển cũng khiến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể bị giảm - khiến các tĩnh mạch ở chân nở ra, trở nên đau đớn và chuyển màu xanh - được biết tới như triệu chứng giãn tĩnh mạnh. Những triệu chứng này cũng giống như bệnh trĩ, thứ mà thỉnh thoảng hình thành trong trực tràng, âm đạo hay âm hộ trong quá trình mang thai. Tần suất mang thai tăng, thì khả năng mắc chứng giãn tĩnh mạch cũng tăng. Nếu tĩnh mạch chuyển đỏ, căng cứng, có thể bạn đã bị tụ máu, hoặc viêm tĩnh mạch. Hãy lập tức tìm các biện pháp y tế khi bạn bắt gặp triệu chứng này.

Chảy máu tại hậu môn có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Chúng sẽ biến mất khi sinh hạ. Tuy nhiên, đôi khi việc chảy máu hậu môn là do vết nứt tại hậu môn - điều này vô cùng bình thường sau khi mang thai.

Nếu bạn chưa từng trải qua việc rò rỉ sữa non, thì có thể bạn sẽ bắt đầu bị từ bây giờ. Bạn sẽ nhận thấy một chút dung dịch màu vàng trắng - thức ăn đầu tiên của em bé - chảy ra khỏi đầu vú. Đặt một miếng thấm ngực vào trong áo ngực sẽ hữu dụng trong việc hấp thụ chất ẩm. Một vài phụ nữ không hề có bất kì sự rò rỉ nào trong quá trình mang thai.

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Nếu tĩnh mạch của bạn bị giãn nhiều trong khi mang thai, hãy giảm bớt cơn đau và sưng tấy bằng cách thường xuyên đi bộ hoặc bơi lội. Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, dựng chân lên khi bạn có thể và mặc đồ may bằng chất liệu dệt kim. Nếu bạn bị trĩ hoặc rách hậu môn, uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ để tránh táo bón.

Bạn phải sẵn sàng để hoàn thành kế hoạch sinh nở giữa tuần 34 và 36 của thai kỳ. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về nơi mà bạn muốn sinh con, bạn có thể thu xếp thời gian đến tham khảo các bệnh viện gần nhà. Chuyến ghé thăm này sẽ là một cơ hội tốt để bạn quen dần với nơi mà có thể bạn sẽ sinh con và những gì có thể xảy ra trong thời gian ở đây. Biết các tuyến đường đến bệnh viện cũng giúp bạn đảm bảo đến nơi nhanh chóng và an toàn.

Bây giờ là thời điểm tốt để xem xét các vị trí khác nhau mà bạn có thể thử trong khi ‘vượt cạn’ như ngồi xổm, bò hoặc sử dụng một chiếc ghế hỗ trợ sinh nở. Đây là một ý tưởng tốt để thử nghiệm các tư thế khác nhau với người ở cùng khi bạn sinh nở. Hãy xem đâu là kiểu giúp bạn thoải mái nhất và phù hợp để bạn có thể tự điều chỉnh nhịp thở trong quá trình co thắt hoặc người ở cùng có thể mát-xa lưng nếu bạn muốn.

Thùy Dương (Theo WebMD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 6-9 tháng