Em bé có thể đã hấp thụ nước ối từ những tuần trước và tiêu hóa những vật chất thừa từ da chết, các tế bào máu, lông tơ,... Chúng sẽ hình thành ở ruột những cục phân su - sản phẩm đại tiện đầu tiên của bé.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Kích thước trung bình của em bé hiện giờ là khoảng 51cm về chiều dài với cân nặng 3,4kg, nhưng hãy nhớ những con số này chỉ là tham khảo bởi mỗi em bé có một kích cỡ khác nhau. Đường kính phần đầu bé sẽ vào khoảng 10cm. Trong khi chờ sinh, em bé có thể vẫn tăng thêm vài cân nữa. Da em bé sẽ trở nên tái đi và dày lên.
Tử cung hiện giờ không có nhiều khoảng trống cho bé để cử động, nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy một chút chuyển động. Chuyển động của bé giờ sẽ chuyển thành cuộn mình thay vì đá hay duỗi như trước. Đồng thời, em bé có thể đã hấp thụ nước ối từ những tuần trước và tiêu hóa những vật chất thừa từ da chết, các tế bào máu, lông tơ và các sản phẩm khác. Chúng sẽ hình thành ở ruột những cục phân su - sản phẩm đại tiện đầu tiên của bé. Phân su sẽ xuất hiện trong nước ối khi bạn thải ra sau khi sinh.
Nhau thai sẽ tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và oxy cho em bé. Có thể bé sẽ ngủ trong suốt quá trình đầu tiên của việc lâm bồn - việc có thể xảy ra bất cứ khi nào trong không quá 2 tuần nữa. Một khi em bé đã ra đời và hít thở không khí trong lành, dây rốn sẽ không hoạt động nữa và thay vào đó tim của bé sẽ bơm máu đi tới phổi để giúp bé hô hấp bình thường.
Có thể bé sẽ ngủ trong suốt quá trình đầu tiên của việc lâm bồn (Ảnh minh họa)
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Bạn sẽ cảm thấy khá lo lắng, bồn chồn về việc sinh đẻ sắp tới. Ngực bạn sẽ rỉ sữa non - loại sữa này rất giàu kháng chất để bảo vệ em bé. Trong thời kì này bạn sẽ thấy những biểu hiện cho biết việc mình đang ở giai đoạn đầu của quá trình sinh hạ. Bạn sẽ đột nhiên cảm thấy hứng thú trong việc chăn gối - hoặc có thể cảm thấy mệt mỏi - bạn có thể tiết ra nước đầu ối, bị vỡ ối và bắt đầu cảm nhận những cơn đau đẻ đầu tiên.
Những cơn co thắt tử cung giả dần trở nên mạnh mẽ đến nỗi bạn tưởng chừng mình sắp sinh. Tuy nhiên, cơn co thắt trước khi sinh khác với co thắt giả - chỉ không thoải mái chứ không đau đớn, và không tăng cường độ. Khi sắp sinh, cơn co thắt tạo cho bạn một cảm giác bóp chặt bụng về phía lưng khi các cơ trong tử cung co rút lại, kéo lên trên cổ tử cung và xuống ở phía trên cùng của tử cung. Các cơn co thắt bắt đầu nhẹ nhàng, rồi lên đến cao trào và ngừng lại. Nếu bạn đặt bàn tay lên bụng trong khi co thắt, bạn sẽ cảm thấy nó cứng lại. Khi cơn co thắt ngừng dần, các cơ lại kéo dãn một lần nữa, nhưng trong cơn co sau đó, chúng lại có thể rút ngắn hơn một chút so với lúc trước, đẩy em bé xuống gần phía cổ tử cung hơn. Trong lần mang thai đầu, bạn có thể có những cơn co nhẹ nhàng trong vòng 6 - 10 tiếng. Tuy nhiên, mỗi kỳ mang thai không giống nhau nên những cơn co thắt có thể ngắn hoặc dài hơn. Ở những phụ nữ đã từng có con trước đó thì thời gian thường sẽ ngắn hơn.
Cùng với sự giãn nở bởi thay đổi hooc-môn và sự kéo từ chứng co thắt, tử cung của bạn sẽ bắt đầu mở ra, hoặc giãn ra. Tại mốc giãn nở 5cm, phần đỉnh đầu của bé có thể sẽ lọt qua, tại mức 7cm có thể thấy đỉnh đầu của bé. 10cm là mức giãn nở tối đa, rộng vừa đủ để đầu em bé có thể lọt qua vừa. Trước quá trình sinh hạ, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể đo kích thước tử cung của bạn để xem xét bạn sắp sinh hay chưa.
Dịch âm đạo - thường lẫn với máu - có thể thông báo bạn sắp sửa hạ sinh. Đó là nước đầu ối và xuất hiện khi sự giãn nở tử cung khiến nút màng nhầy biến mất - màng nhầy giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng xâm nhập vào tử cung. Chiếc nút thoát ra bên ngoài trong hình dạng một viên tròn lớn hoặc những miếng nhỏ. Khi xuất hiện nước đầu ối, bạn có thế sẽ lâm bồn trong vòng một tiếng sau đó hoặc nhiều hơn là khoảng vài ngày sau. Túi ối có thể bị vỡ. Bạn sẽ nhận ra điều đó khi thấy xuất hiện những dòng chảy ở dưới chân, hoặc thậm chí là trào ra. Nếu đầu bé đang trong trạng thái úp ngược và kẹt, thì sẽ chỉ có những dòng chảy mà thôi, nhưng trong một vài trường hợp, túi ối sẽ không vỡ cho tới khi lâm bồn.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Những dấu hiệu của việc lâm bồn ở trên cũng có thể là dấu hiệu của sự chuyển dạ giả. Nếu nước đầu ối có màu nâu nhẹ hơn màu hồng nhạt, đó có thể là báo động giả - một cuộc kiểm tra âm đạo hoặc một cuộc mây mưa có thể đã làm bật ra miếng nút chứ không phải do cổ tử cung giãn nở và mềm ra. Nếu sự co thắt tử cung không mạnh hoặc bất thường, thì có thể bạn chưa phải đang trong tình trạng lâm bồn thực sự.
Nếu bạn bị co thắt tử cung nhẹ, hãy ăn nếu bạn có thể để luôn duy trì năng lượng trong cơ thể nhưng đừng ép bản thân phải ăn khi bạn đang cảm thấy lo lắng tới nỗi chán ăn. Hãy tiếp tục uống nhiều nước - và làm rỗng bàng quang thường xuyên. Bạn có thể đi tắm để thư giãn.
Bởi bạn đang ngày càng tiến gần tới cuộc sinh hạ, bạn có thể sẽ gặp cơn đau lưng nhẹ thường thấy. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy xuất hiện những cơn co thắt tiêu biểu - càng lúc càng mạnh và kéo dài từ 45 - 60s một lần và xảy ra liên tục gần nhau trong khoảng 5 phút thì bạn nên gọi cho nữ hộ sinh, bệnh việc hoặc đơn vị trợ sản.