Thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng thế nào để hạn chế tác dụng phụ

Ngày 26/07/2019 16:41 PM (GMT+7)

Thuốc tránh thai khẩn cấp là hình thức ngừa thai nhanh, có tác dụng tức thì sau khi quan hệ không an toàn. Để an toàn chị em cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động và cách uống để tránh thai cấp tốc mà ít bị tác dụng phụ

Tránh thai khẩn cấp là hình thức ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Biện pháp tránh thai khẩn cấp phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc ngừa thai. Thuốc tránh thai khẩn cấp cho tác dụng nhanh nhất, dễ sử dụng nhất và thường phù hợp với đại đa số chị em phụ nữ. 

Thuốc tránh thai là gì?

- Thuốc tránh thai là tên gọi chung cho những loại thuốc được sử dụng ngăn ngừa, phòng tránh việc hình thành thai nhi khi quan hệ tình dục. Thuốc được ứng dụng nhiều nhất hiện nay trong việc phòng, tránh có thai ngoài ý muốn. 

- Thuốc tránh thai khẩn cấp (emergency contraception) là loại thuốc giúp tránh thai bằng cách ngăn ngừa rụng trứng, không cho trứng thụ tinh hoặc làm tổ ở trong tử cung. Loại thuốc khẩn cấp có thể sử dụng trong 72h, tuy nhiên uống càng sớm càng tốt. Đây là loại thuốc không sử dụng thường xuyên và chỉ nên sử dụng trong trường hợp bất đắc dĩ.

Thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng thế nào để hạn chế tác dụng phụ - 1

Chỉ sử dụng biện pháp ngừa thai khẩn cấp trong trường hợp bắt buộc. (Ảnh minh họa)

Các loại thuốc tránh thai phổ biến nhất hiện nay 

Hiện nay, có nhiều loại thuốc tránh thai được chỉ định ngăn ngừa thai nghén. Cụ thể đó là:

- Thuốc kết hợp estrogen và proestin, 

- Thuốc chỉ chứa proestin (levonorgestrel, LNG) 

- Thuốc antiprogestin (ulipristal axetat hoặc mifepristone)

Các loại thuốc tránh thai được WHO khuyến cáo nên dùng như sau:

- Thuốc tránh thai khẩn cấp (ECP) và thuốc tránh thai kết hợp (UPA) dùng với liều duy nhất 30mg

- ECPs với LNG được thực hiện với liều 1,5 mg hoặc LNG được thực hiện trong 2 liều 0,75 mg mỗi liều, cách nhau 12 giờ.

- COCs, được dùng dưới dạng chia liều, một liều 100 μg ethinyl estradiol cộng với 0,5 mg LNG, tiếp theo là liều thứ hai 100 μg ethinyl estradiol cộng với 0,5 mg LNG 12 giờ sau đó.

Liều lượng và cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp đúng và an toàn 

Thuốc tránh thai khẩn cấp được khuyến cáo uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 72H đầu sau khi có quan hệ tình dục không an toàn. Thuốc có 2 loại:

- Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên: Uống 1 viên duy nhất trong 72H, uống càng sớm càng có tác dụng tránh thai cao.

- Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên: Viên đầu tiên uống sớm nhất trong 72H sau quan hệ. Viên thứ 2 uống sau viên thứ nhất 12H. 

Một số loại thuốc tránh thai có ghi có tác dụng đến 120H (5 ngày). Tuy nhiên, đa phần thuốc có tác dụng tốt nhất trong 24H đầu tiên, còn sau 120H thường tác dụng tránh thai sẽ không cao. Các bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được sử dụng thuốc hiệu quả nhất. 

Thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng thế nào để hạn chế tác dụng phụ - 2

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi uống thuốc. (Ảnh minh họa)

Cơ chế hoạt động của thuốc ngừa thai khẩn cấp

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có chứa hormone sinh dục nữ Progestin giống thuốc ngừa thai hàng ngày. Tuy nhiên, hàm lượng Progestin cao hơn nên có tác dụng ngay lập tức ngăn cản trứng thụ tinh. Thuốc phát huy hiệu quả nhất khi dùng trong 3 ngày đầu sau quan hệ. Thuốc sử dụng không cần kê đơn. 

Lưu ý: Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng nhanh nhưng 1 tháng không nên dùng quá 2 lần. Thuốc có thể để lại tác dụng phụ không mong muốn. Và tất cả các thuốc tránh thai khẩn cấp đều không có tác dụng 100%, thời gian uống càng muộn càng giảm tác dụng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng trong trường hợp nào?

- Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai và không mong muốn thụ thai. 

- Khi phụ nữ uống thuốc ngừa thai hàng ngày mà quên quá 2 ngày trở lên. 

- Khi phụ nữ đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai mà thời gian tiêm bị chậm so với quy định 

- Khi phụ nữ loại bỏ các biện pháp tránh thai như đặt vòng, que cấy tránh thai.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng nhanh nhưng được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong trường hợp bất khả kháng. Thuốc có một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như sau:

- Thuốc có thể gây nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, đau bụng hay mệt mỏi, căng vú…và sẽ tự hết sau một vài ngày mà không cần can thiệp gì.

- Thuốc cũng có thể gây chảy máu bất thường, rong kinh, rong huyết cho tới tận khi chu kỳ mới bắt đầu và có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này sẽ kết thúc sớm, nếu kéo dài vài tháng thì cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

- Thuốc tránh thai cấp tốc nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục, có thể bị lãnh cảm, mất hứng, không có ham muốn tình dục.

- Thuốc sử dụng liên tục, lâu dài sẽ gây hạn chế sự phát triển rụng trứng, khi ngưng dùng thuốc thì buồng trứng cần một thời gian dài để khôi phục lại chức năng. Nếu dùng thuốc quá dài có thể bị teo niêm mạc tử cung, trứng không làm tổ được dẫn tới vô sinh.

- Thuốc dùng liên tục cũng có thể gây ra các bệnh về gan, thận, tim mạch, ung thư vú, ung thư cơ quan sinh sản…

Do đó, đây là loại thuốc thuộc nhóm cần phải cẩn trọng khi sử dụng. Cần tìm hiểu kỹ trước khi dùng và nếu có thể hãy nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng thế nào để hạn chế tác dụng phụ - 3

Thuốc có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp

- Thuốc uống càng sớm sau khi quan hệ tình dục không an toàn càng tốt. 

- Thuốc không nên được sử dụng thường xuyên. Khuyến cáo của các chuyên gia, không nên uống quá 2 lần/ tháng. 

- Có khoảng 50% số phụ nữ uống loại thuốc tránh thai cấp tốc này xuất hiện các tác dụng phụ. 

- Nếu sau khi uống bị nôn thì phải uống bù ngay. Nếu sau 2h mới nôn thì không cần uống bù. Với loại thuốc 2 viên phải uống đủ 2 viên mới có tác dụng. 

- Tất cả các loại thuốc ngừa thai khẩn cấp đều không có tác dụng tránh thai 100%.

Một số vấn đề thường gặp khi uống thuốc ngừa thai khẩn cấp 

Khi sử dụng biện pháp ngừa thai bằng thuốc khẩn cấp có nhiều những thắc mắc của chị em cần được giải đáp như sau:

- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không?: Tuy đây là loại thuốc không kê đơn nhưng được khuyến cáo không nên sử dụng quá 2 lần/ tháng. Thuốc có thể gây nên một số phản ứng phụ không mong muốn. 

- Tại sao uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai?: Thuốc có tác dụng tốt trong 24h đầu (lên đến 95%), 48h sẽ giảm xuống còn 85%, từ 49h - 72h chỉ còn 58%, nếu uống muộn sau 120h thì gần như không có tác dụng. Ngoài ra, nếu mua phải thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn cũng không có tác dụng ngừa thai. Đó là những lý do mà sử dụng thuốc vẫn có thai. 

- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu: Các thành phần progestin có trong thuốc có thể gây nên hiện tượng ra máu âm đạo, buồn nôn... và không đáng lo ngại, sau khi có kinh lại sẽ hết. Tuy nhiên những trường hợp ra máu bất thường như chóng mặt, đau đầu, ra máu âm đạo ngày càng nhiều mà không có dấu hiệu giảm thì cần phải tới bệnh viện ngay.

- Uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?: Khi dùng thuốc gây nên những biến đổi về hormone sinh dục nữ và tác dụng phụ là có thể gây rối loạn kinh nguyệt trong đó có chậm kinh, màu sắc kinh có thể thay đổi. Nếu tình trạng chậm kinh kèm theo máu kinh vón cục, có màu đen, mùi hôi khó chịu… thì đó là dấu hiệu bất thường cần tới bệnh viện chuyên khoa kiểm tra. 

- Mua thuốc tránh thai ở đâu: Hiện thuốc có bán ở tất cả các hiệu thuốc Tây, không cần đơn và không giới hạn độ tuổi mua. 

- Có được uống thuốc ngừa thai khẩn cấp khi đang cho con bú?: Các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên sử dụng thuốc cấp tốc khi đang cho con bú. Nếu bắt buộc phải uống thì nên ngưng cho con bú từ 3 - 4 ngày và vắt bỏ sữa đã nhiễm thuốc. 

Đó là những thông tin cơ bản nhất về sử dụng biến pháp ngừa thai cấp tốc bằng thuốc. Các bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng để có được kết quả tốt nhất cũng như an toàn nhất cho sức khỏe của mình. 

Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ nguy hiểm thế nào?
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương), thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ là sự lựa chọn của nhiều người, tuy nhiên biện pháp tránh...

Thuốc tránh thai

Hường Cao (Tổng hợp từ Who.int)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tránh thai