Mẹ Sài Gòn nghỉ việc, ở nhà dạy con tự kỷ và trái ngọt sau 3 năm cần mẫn làm một điều, bác sĩ cũng khen

DIỆU THUẦN - Ngày 11/04/2024 14:42 PM (GMT+7)

Sau khi phát hiện con tự kỷ rất thích và có thể vẽ, mỗi ngày chị Như ngồi bên con cùng chơi, tập vẽ từ nét đơn giản đến khó và giúp bé đọc bảng chữ cái. Hiện con chị đang chuẩn bị cho việc vào lớp 1 năm học tới.

Cậu bé sinh non, từng bị bệnh về não, 4 tuổi vẫn không biết nói

Mới đây, chị Phạm Như (31 tuổi, ở huyện Cần Giờ, TP.HCM) đã chia sẻ một bức tranh lên hội nhóm phụ huynh có con mắc Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, kèm chú thích: “Bức tranh của em bé gần 7 tuổi, yêu chàng trai của mẹ”. Nhìn bức tranh có hình chú voi, chú cún con, chú vịt, chiếc thuyền, chiếc đàn và em bé… được vẽ bằng những nét đơn giản, ai cũng khen ngợi, chúc mừng người mẹ.

Có thành viên nhóm để lại bình luận “xin vía” cậu bé làm động lực trong hành trình chăm sóc con tự kỷ của mình. Nhiều người khác cũng chia sẻ bức tranh do con mình vẽ bằng sự trân trọng, hạnh phúc. Trong đó, có cậu bé 16 tuổi vẽ được hình ảnh chú chó và mèo trong bộ phim hoạt hình Tom và Jerry đã khiến người mẹ bật khóc. Chị nói: “16 tuổi, con mới vẽ được như vậy thôi, nhưng với mẹ con rất tuyệt vời. Cố lên con trai của mẹ nhé”.

Bức tranh của con trai được chị Như chia sẻ lên mạng xã hội. Ảnh: Phạm Như.

Bức tranh của con trai được chị Như chia sẻ lên mạng xã hội. Ảnh: Phạm Như.

Con trai chị Như tên Huệ Minh (SN 2017) sinh non ở tháng thứ 6 thai kỳ. 3 tháng sau sinh, cậu bé bị viêm màng não và giãn não thất do sinh non. May mắn, cả hai bệnh này được phát hiện sớm nên chỉ phải điều trị bằng thuốc. “Bệnh viêm màng não của con điều trị đến ngày thứ 19 là khỏi. Còn giãn não thất thì khỏi hẳn lúc con được hơn 4 tháng tuổi”, người mẹ sinh năm 1993 nhớ lại. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo với vợ chồng chị, bé Minh có thể sẽ bị chậm phát triển hơn những bé cùng tuổi.

Những ngày sau đó, bé Minh hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng hơn 4 tuổi bé vẫn không biết nói, ngược lại rất lăng xăng, hay nghịch phá và leo trèo. Nhớ đến lời cảnh báo của bác sĩ, vợ chồng chị Như đưa con đến khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khám. Từ kết quả xét nghiệm, kết quả bài kiểm tra thính giác, lời nói và ngôn ngữ… các bác sĩ chẩn đoán, bé Minh bị rối loạn phổ tự kỷ.

“Con không phải uống thuốc. Bác sĩ hướng dẫn vợ chồng tôi phải điều trị cho con bằng cách dạy con tập nói, viết, vẽ thông qua các hoạt động đơn giản hằng ngày nhưng phải kiên trì, dành trọn tình yêu cho con”, chị Như chia sẻ.

img alt src/upload/2-2024/images/2024-04-02/__7_n--1--1712039789-220-width780height468.jpg stylewidth: 660px; height: 396px; /

Mẹ Sài Gòn nghỉ việc, ở nhà dạy con tự kỷ và trái ngọt sau 3 năm cần mẫn làm một điều, bác sĩ cũng khen - 3

Bé Minh rất thích vẽ tranh. Ảnh: Phạm Như.

Để có thể theo dõi sát sao con, chị Như quyết định nghỉ việc ở nhà bán hàng online và trồng rau làm thức ăn cho cả nhà. Kinh tế gia đình phụ thuộc phần lớn vào người chồng.

Mỗi ngày, mẹ cùng con tập nói, tập vẽ

Việc đầu tiên khi chữa tự kỷ cho con, chị Như xác định là cần dạy con biết nói. Sau khi đọc kỹ các hướng dẫn về phương pháp tập nói cho con, mỗi ngày cứ rảnh là chị lại ngồi bên con, dạy cho tập mở khẩu hình miệng như cách đẩy hàm, tập cơ môi, phúng má…. Khi con đã quen với bước này, chị chuyển sang dạy con tập phát âm thông qua các động tác với lưỡi và môi như thế nào cho đúng. Cứ như vậy, mỗi ngày chị Như và con trai cùng nhau tập phát âm, nói chữ O, A, Ô, Ơ… và ông, bà, mẹ, ba, em…

Cho đến khi bé Minh bước sang tuổi thứ 5 thì em đã có thể tự nói những từ đơn giản, biết gọi mẹ, ba, ông bà... Cũng lúc này, chị Như phát hiện con trai tự dùng những viên phấn vẽ được các nét thẳng, nét cong trên nền nhà, tường và trên bảng sau khi được mẹ cho xem các video trên tivi.

“Con xem mấy chương trình hoạt hình trên tivi rồi vẽ theo. Tôi chỉ cần đưa giấy, bút là con ngồi vẽ say sưa. Bức vẽ đầu tiên của con là những hình tròn méo mó, đường thẳng nguệch ngoạc nhưng tôi vừa bất ngờ vừa vui”, chị kể với giọng xúc động.

Chị Như thường để con bày đồ chơi ra nhà chơi, sau đó hướng dẫn cho con dọn gọn lại. Ảnh: Phạm Như.

Chị Như thường để con bày đồ chơi ra nhà chơi, sau đó hướng dẫn cho con dọn gọn lại. Ảnh: Phạm Như.

Chị Như cho biết, bé Minh thích vẽ nên chị không cần phải dạy nhiều. Nhưng để con có thể vẽ tròn và đúng nét cũng như có thể vẽ được hình con vật, hình người, bông hoa hay đồ vật… chị một lần nữa tự học các bước căn bản khi dạy vẽ cho con tại nhà. Sau đó, chị mua giấy, bút, màu tô rồi lên kế hoạch, mỗi ngày hai mẹ dành ra 1-2 giờ cùng nhau vẽ.

“Vẽ là sở thích của con. Tôi chỉ dạy con cách cầm bút sao cho đúng, vẽ hình tròn, đường thẳng thì như thế nào, hay tô màu, kết hợp màu thì phải làm sao. Còn hình các con vật, hình người, bông hoa, đồ dùng là con tự xem các video hướng dẫn trên tivi rồi làm theo. Con học nhanh lắm. Có nhiều cái, tôi không chỉ nhưng con tự làm được. Được mẹ khen giỏi, con rất vui, tự tin vẽ thêm nhiều bức tranh khác”, chị Như chia sẻ.

Đến nay, chị Như đã có gần 3 năm đồng hành cùng con trai tự kỷ. Chị cho biết, đó là một hành trình vô cũng khó khăn, vất vả và gian nan. “Có lúc con ngoan, ngồi chơi lủi thủi một mình, thương lắm. Nhưng có lúc con rất quậy, không chịu hợp tác, mình nói gì, làm như thế nào cũng như không”, chị Như kể.

Khó khăn hơn là, giai đoạn này chị cũng phát hiện mình mang thai con thứ hai. Vừa ốm nghén vừa chăm con trai tự kỷ cũng có lúc chị thấy mệt, cáu gắt và mắng con. Nhưng khi nhìn ánh mắt hồn nhiên của bé, bao nhiêu mệt mỏi như bỏ lại phía sau, và chị lại cùng con cố gắng. Còn bé Minh, mỗi khi làm được việc gì, được mẹ khen là em lại cười tít, ôm hôn mẹ khiến tim chị Như tan chảy.

Chị Như cho biết, hiện bé Minh không chỉ biết nói những câu đơn giản, biết vẽ mà còn thuộc bảng chữ cái, các chữ số và đã biết viết chữ, biết làm toán. Con cũng đã có thể nói được những từ tiếng Anh đơn giản. Chị Như dự tính, vào năm học mới tới đây, nếu con trai có thể nói được câu dài hơn, đọc được chữ ghép thì sẽ cho con đi học lớp 1.

Theo chị Như, để bé Minh cải thiện như hiện nay, chị không cho con xem tivi, điện thoại hay để cho con chơi một mình quá nhiều. Thay vào đó, chị mua đầy đủ các đồ chơi, nhiều màu sắc khác nhau để con vừa chơi vừa nhận biết màu sắc và các đồ dùng, con vật. Chị cũng thường xuyên trò chuyện với con, kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích, câu chuyện về các con vật. Chị tận dụng sân thượng, khoảng trống trong nhà để trồng rau, các loại cây để con có thể giúp mẹ tưới cây, quan sát và nhận biết nhiều hơn về cây cối.

Bé Tuệ Minh đang say sưa ngồi vẽ tranh. Ảnh: Phạm Như.

Bé Tuệ Minh đang say sưa ngồi vẽ tranh. Ảnh: Phạm Như.

Theo TS.BS Đinh Thạc, Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ là rối loạn khá phổ biến hiện nay.

Theo thống kê mới nhất vào năm 2023 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), số trẻ tự kỷ chiếm 1/36 tổng số trẻ, tức là cứ 36 trẻ sẽ có 1 trẻ mắc, chiếm gần 1%.

Tại khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi năm, số trẻ đến khám và điều trị về rối loạn này chiếm khoảng 1,5-2 %.

Bác sĩ Thạc cho biết, tự kỷ không có có thuốc đặc trị, vì nó là rối loạn phát triển thần kinh. “Một đứa trẻ tự kỷ nhà này sẽ không giống với trẻ tự kỷ khác, mà mỗi trẻ đều có biểu hiện đặc thù riêng”, bác sĩ Thạc nói. Vì vậy, liệu trình điều trị rất vất vả và phức tạp, cần nhiều người có chuyên môn, kinh nghiệm như bác sĩ nhi khoa, nhà tâm lý trị liệu, các giáo dục viên được huấn luyện để tương tác với trẻ.

Theo  bác sĩ Thạc, trẻ tự kỷ cần được tương tác, quan tâm, tiếp xúc càng nhiều càng tốt. Vì vậy, cha mẹ sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ con. “Nếu như những người làm cha mẹ không sẵn sàng, không kiên nhẫn, không dành nhiều thời gian cho trẻ là thua”, bác sĩ Thạc nói.

Bác sĩ Thạc cho rằng, cách dạy con của chị Như nằm trong phương pháp ngồi dưới sàn nhà (FloorPlay method) mà ngành y khoa đang áp dụng điều trị cho trẻ tự kỷ. Vì vậy, bác sĩ Thạc thường hướng dẫn cho các mẹ có con mắc rối loạn này áp dụng để giúp trẻ tự kỷ sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Nói về sở thích vẽ tranh của con trai chị Như, bác sĩ Thạc cho rằng, một số trẻ tự kỷ có năng khiếu đặc biệt là do não một số vùng phát triển trội lên, một số vùng lại kém hơn. Vì vậy, trẻ có thể giỏi về đàn, toán học, vẽ tranh hay một năng khiếu nào đó… nhưng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ… lại chưa tốt. Cha mẹ nên cho trẻ phát huy năng khiếu đó để sau này hướng nghiệp cho con.  

Mẹ Sài Gòn nghỉ việc, ở nhà dạy con tự kỷ và trái ngọt sau 3 năm cần mẫn làm một điều, bác sĩ cũng khen - 6

Cậu bé 5 tuổi vẫn không nói, sau nửa năm chữa tự kỷ bỗng có hành động này khiến bác sĩ rơi nước mắt
Trong lần khám cuối cùng, Khánh Sang vẽ một bức tranh có hình bác sĩ khám cho mình, quàng tay ôm cổ và hôn má bác sĩ Triết. Hành động đơn giản của một...

Ôm con vào lòng

Theo DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Phạm Minh Triết