Cẩm Cúc không bao giờ ngờ rằng lần sinh con thứ 2, mình lại suýt mất mạng và cuối cùng phải cắt bỏ tử cung.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi ngày trung bình có 830 phụ nữ chết vì các biến chứng khi mang thai và sinh con. Mặc dù con số này đã giảm 44% so với những năm 90 của thế kỷ trước nhưng nó vẫn là con số khá cao.
Những số liệu trên chính là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói "phụ nữ sinh con là một lần đi qua cửa tử".
Hạ Cẩm Cúc (33 tuổi, sinh sống tại Trung Quốc) đã có kinh nghiệm sinh bé đầu nên không quá lo lắng khi vào phòng mổ lần thứ hai. Nằm trên giường, cô nhẹ nhàng chạm vào vết mổ của lần sinh trước và mỉm cười: "Đây là minh chứng tôi đã mang một thiên thần đến thế giới này".
Cẩm Cúc lạc quan trước khi vào phòng mổ.
Cẩm Cúc có vẻ rất lạc quan nhưng thực tế, buổi sáng hôm đó cô đã được bác sĩ chẩn đoán bị nhau tiền đạo, một biến chứng rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả thai phụ và em bé. Nhau tiền đạo là tình trạng xảy ra khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho Cẩm Cúc với tinh thần cực kỳ cẩn thận, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra. Khi em bé được lấy ra, bác sĩ nhanh chóng tháo vòng nhau đang quấn quanh cổ bé ra và thở phào nhẹ nhõm vì bé khóc rất lớn.
Bác sĩ tháo vòng nhau quấn cổ cho bé.
Tuy nhiên, lúc này Cẩm Cúc bất ngờ bị xuất huyết tử cung. Máu chảy liên tục từ tử cung cô, tràn ra bàn mổ rơi cả xuống sàn nhà. Để cầm máu, bác sĩ đặt gạc kín cả khoang bụng của cô. Đã có lúc tim Cẩm Cúc ngừng đập khiến các bác sĩ hốt hoảng, lập tức cấp cứu.
Các bác sĩ cấp cứu cho Cẩm Cúc.
Với tốc độ mất máu 500cc trong vòng một phút, các bác sĩ bắt buộc phải đưa ra phương án cắt bỏ tử cung của Cẩm Cúc. Tuy nhiên, người phụ nữ 33 tuổi sắp không giữ nổi mạng sống vẫn không dám tự ý quyết định.
Cuối cùng, bác sĩ phải nói ra sự thật rằng nếu không cắt bỏ tử cung thì sẽ nguy hiểm tới tính mạng, Cẩm Cúc mới đồng ý.
Bác sĩ trao đổi với Cẩm Cúc về việc cắt bỏ tử cung.
Ca phẫu thuật diễn ra thành công, Cẩm Cúc đã được cứu sống nhưng vì mất máu quá nhiều nên sức khỏe của cô rất yếu.
Cẩm Cúc suýt chút nữa đã mất mạng trên bàn mổ sinh con.
Đáng chú ý, trong khi Cẩm Cúc đấu tranh giành lại sự sống trong phòng phẫu thuật thì chồng cô vẫn đang bận rộn đi làm ở tận Thượng Hải. Anh này cho rằng việc sinh con là chuyện thường của phụ nữ, mỗi ngày có biết bao nhiêu người sinh con nên không quá lo lắng cho vợ. Chỉ đến khi người thân gọi điện thông báo tình hình cực kỳ nghiêm trọng, chồng Cẩm Cúc mới bỏ công việc về với vợ.
Con trai Cẩm Cúc khỏe mạnh chào đời.
Trong ý thức của nhiều người, việc sinh nở vẫn bị coi nhẹ. Họ cho rằng phụ nữ được sinh ra để mang thai, sinh con nên chuyện đó không có gì nguy hiểm. Trên thực tế, để có một đứa trẻ khỏe mạnh, an toàn đến với thế giới, các bà mẹ đã phải dùng hết sức lực của mình, thậm chí đối mặt với ranh giới sự sống và cái chết.
>> XEM TIẾP: Gia đình khăng khăng không cho đẻ mổ, thai phụ ôm bụng bầu 41 tuần nhảy lầu tự tử
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |