Từng bịt mũi vì sau sinh toàn ngửi thấy “mùi bà đẻ”, sản phụ Hà Nội mách 3 mẹo khử mùi hôi tanh thần thánh

Thảo Nguyên - Ngày 18/10/2022 16:00 PM (GMT+7)

“Sau hôm đi đẻ thường ở viện về nhà, mình đã bắt đầu cảm nhận cơ thể cứ có mùi hôi hôi, tanh tanh. Sau đó thì thấy người lúc nào cũng mang mùi đặc trưng này", chị Hòa nói.

Sau khi sinh, cũng như nhiều bà đẻ khác, dù được bà nội bà ngoại hết lòng chăm sóc ở cữ nhưng chị Nguyễn Thị Hòa, 25 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội thường mang tâm lý tự ti, lo lắng, buồn phiền. Nguyên nhân chỉ vì cơ thể chị bỗng toát ra mùi hôi khó chịu mà các bà, các mẹ hay gọi đó là “mùi bà đẻ”. Đây là điều mà trước đây ở chị Hòa chưa bao giờ phải chịu trận.

“Sau hôm đi đẻ thường ở viện về nhà, mình đã bắt đầu cảm nhận cơ thể cứ có mùi hôi hôi, tanh tanh. Sau đó thì thấy người của mình lúc nào cũng mang đặc trưng này. Mình hãi lắm kêu ca loạn lên với 2 mẹ thì cả 2 bà đều phì cười bảo đó là mùi bà đẻ. Trong tháng là vậy nhưng ra tháng sẽ hết”, chị Hòa kể lại.

Sinh con xong, chị Hòa bỗng nhiên thấy cơ thể bốc toàn mùi bà đẻ. (Ảnh minh họa)

Sinh con xong, chị Hòa bỗng nhiên thấy cơ thể bốc toàn mùi bà đẻ. (Ảnh minh họa)

Tin lời 2 mẹ nói là thật, chị Hoa tưởng hết tháng đầu tiên ở cữ thì mùi đặc trưng này không còn. Nào ngờ dù hàng ngày đã tắm rửa, thay quần áo, dọn phòng gọn gàng và sạch sẽ mà bà đẻ này thi thoảng vẫn thoang thoảng ngửi thấy mùi hôi hôi tanh tanh đặc trưng khiến nhiều khi chị phải bịt mũi vì không ngửi nổi.

“Chồng vào phòng hẳng hề than thở gì và không phát hiện ra điều gì nhưng mình thì lúc nào cũng cảm nhận có mùi bà đẻ nên mất hết cả tự tin. Đặc biệt, ngoài mùi bà đẻ ra, mình còn stress với cái bụng mỡ. Sinh xong mà cái bụng chẳng khác gì như đang bầu 4 tháng”, bà đẻ này kêu ca.

Ám ảnh với mùi bà đẻ suốt ngày, sản phụ này đã từng lên các group mạng xã hội mẹ bỉm sữa để hỏi và được các chị em nhiệt tình chia sẽ bí quyết. Chị Hòa lần mò thực hiện theo để mong cải thiện và tình trạng cũng thuyên giảm nhiều.

“Nghe theo các chị em sau sinh khuyên mình hơ nghệ với muối và nước ấm. Khi nấu nước sôi thì cho hành tím đập dập với lá trầu vò nát rồi tắm hoặc có lúc nấu nước muối với xả, lá bưởi để ấm rồi tắm. Tình trạng hôi cũng thuyên giảm nhiều nhưng chưa hết”, chị Hòa kể.

Mãi không hết được mùi bà đẻ, chị Hòa mới mạnh dạn gọi điện cho 1 người bạn bác sĩ sản khoa ở 1 bệnh viện lớn. Từ đây bà mẹ trẻ này biết được cách chăm sóc cũng như nguyên nhân gây mùi cơ thể sau sinh.

“Cô bạn bác sĩ mình bảo, nguyên nhân gây mùi sau sinh là do tuyến sữa phải tiết ra liên tục để đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé, mà mùi sữa lại thường có vị tanh nồng đặc trưng. Ngoài ra hàng ngày cơ thể mẹ cũng tiết ra một lượng sản dịch nhất định có thể kéo dài từ 1-2 tháng cũng gây ra mùi hôi. Rồi còn tuyến mồ hôi của mẹ sau sinh cũng hoạt động mạnh hơn bình thường do những thay đổi về nội tiết tố, cộng với việc mẹ ít vận động và phải chăm con cả ngày nên khiến cơ thể càng tiết ra nhiều mồ hôi. Đã vậy mẹ lại hạn chế tắm rửa nên cơ thể không sạch sẽ gây ra tình trạng “nặng mùi” sau sinh”.

Sau đó chị Hòa còn được người bạn này chỉ cho 3 mẹo để giúp vượt qua nỗi ám ảnh mùi bà đẻ, lấy lại cơ thể thơm tho sau sinh. Sản phụ này đã thực hiện theo và đã thành công tự tin với cơ thể mình ngay sau 1-2 hôm đầu thực hiện.

Có nhiều cách đơn giản để làm giảm và thoát khỏi mùi hôi sau sinh. (Ảnh minh họa)

Có nhiều cách đơn giản để làm giảm và thoát khỏi mùi hôi sau sinh. (Ảnh minh họa)

Theo chị Hòa chia sẻ, cách chị làm để làm giảm mùi hôi cơ thể sau khi sinh cực đơn giản nhưng hiệu quả, các sản phụ sau sinh khác có thể áp dụng ngay. Cụ thể như:

Nên tìm cách thải sản dịch ra ngoài nhanh

Chị Hòa cho biết, có nhiều cách để mẹ sau sinh đẩy nhanh sản dịch ra ngoài từ đó rút nhanh được quá trình hậu sản như: không nên nằm nhiều mà dành thời gian để đi lại, vận động nhẹ nhàng nhằm giúp co dạ con nhanh chóng; cho con bú thường xuyên cũng giúp đẩy nhanh sản dịch sau sinh vì giúp tử cung phục hồi nhanh, giảm nguy cơ băng huyết.

Nên xông tắm sau sinh thường xuyên giúp loại bỏ chất bẩn trên cơ thể

Trước đây, bà đẻ phải “kiêng nước” nhưng hiện nay, bác sĩ khuyên mẹ đừng quá kiêng khem mà phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Lý do vì cơ thể người mẹ sau khi sinh ra rất nhiều mồ hôi càng dễ nhiễm khuẩn. Song mẹ lúc này rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh nên xông tắm chính là giải pháp hiệu quả để giúp mẹ làm sạch cơ thể, đào thảo chất độc trong cơ thể, giúp sản dịch ra nhanh chóng, làn da mịn màng nhưng không gây nguy hiểm. Tuy nhiên cần đảm bảo xông tắm đúng cách để đảm bảo an toàn.

Nên xông hơ và vệ sinh vùng kín để giảm mùi

Cùng với xông tắm cho cơ thể, hàng ngày chị em nên xông hơ vùng kín giúp diệt khuẩn, loại bỏ sản dịch, khử mùi tanh hôi,… Bà đẻ sẽ tự tin hơn mỗi khi gần gũi chồng.

Cùng với xông tắm cho cơ thể, hàng ngày chị em nên xông hơ vùng kín giúp diệt khuẩn, loại bỏ sản dịch, khử mùi tanh hôi (Ảnh minh họa )

Cùng với xông tắm cho cơ thể, hàng ngày chị em nên xông hơ vùng kín giúp diệt khuẩn, loại bỏ sản dịch, khử mùi tanh hôi (Ảnh minh họa )

Nếu sinh thường thì sản phụ có thể xông vào lúc 4-5 ngày sau sinh, còn nếu sinh mổ thì chỉ nên xông vào 1 tuần sau sinh hoặc đợi đến lúc vết mổ khô hẳn. 

Bên cạnh đó, chị em nên vệ sinh vùng kín đúng cách ngày 2-3 lần vào sáng chiều và trước khi đi ngủ để giảm mùi hôi. Đồng thời hành động này cũng làm giảm khả năng mắc các bệnh phụ khoa, giúp sản phụ thoải mái, tự tin như trước.

Sau sinh 6 tháng, mẹ chồng vẫn không cho con dâu ngủ cùng chồng vì Gái đẻ vừa bẩn vừa hôi, hám gì
Con dâu mang bầu nhưng mẹ chồng em vẫn để ý xét nét lắm. Không hiểu sao mỗi khi thấy vợ chồng em vui vẻ bên nhau là bà khó chịu ra mặt.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc sau sinh