Mang bầu và sinh con là một trong những trải nghiệm đặc biệt nhất của một người phụ nữ. Trải nghiệm này đồng thời cũng gây ra rất nhiều thay đổi cho cơ thể của mẹ, chẳng hạn như chứng tiểu són.
Theo nghiên cứu mới nhất, cứ 3 người phụ nữ thì có 1 người đã gặp chứng tiểu són trong thai kì, và khoảng 92% mẹ bầu thừa nhận đã từng có dấu hiệu tiểu són trong thời gian mang bầu và sau khi sinh. Nguyên nhân nào khiến nhiều chị em mắc chứng bệnh này như vậy?
92% mẹ bầu đã có triệu chứng tiểu són trong thời gian mang thai
Thay đổi về thể chất và hormone
Khi mang thai, vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu, nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một lớn của em bé trong bụng mẹ.
Vùng cơ này sẽ thay đổi khi xuất hiện áp lực tác động lên bụng bầu như khi bạn ho, cúi gập người…Chứng tiểu són không mong muốn này có thể bị gây ra bởi rất nhiều những thay đổi về thể chất và hormone khi mang thai và sinh con của mẹ bầu.
Tăng cân ở mẹ bầu
Trong suốt thai kì, hầu hết mẹ bầu đều sẽ tăng cân do phải ăn uống nhiều hơn để bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ bầu lẫn em bé trong bụng. Vì thế, cùng với cân nặng tăng dần của thai nhi, sự tăng cân của mẹ bầu cũng gây ra áp lực đáng kể cho bàng quang, dẫn đến chứng tiểu són.
Áp lực từ tử cung
Trong khi mang thai, tử cung sẽ chịu áp lực lớn từ tử cung, đồng nghĩa với việc bàng quang sẽ không thể chứa được lượng nước tiểu nhiều như trước. Vì thế, mẹ bầu sẽ có xu hướng cần đi tiểu nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến chứng tiểu són.
Cân nặng của em bé
Em bé lớn dần trong bụng sẽ gây ra sức ép đáng kể cho bàng quang của mẹ
Cân nặng của thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kì, sẽ gây ra sức ép lớn đối với cơ thể mẹ bầu. Bé càng lớn dần, áp lực cho vùng cơ đáy xương chậu và bàng quang càng gia tăng, gây ra chứng tiểu són.
Sản sinh progesterone
Để chuẩn bị cho việc sinh con, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh hormone progesterone. Đây là một loại hormone có khả năng giãn cơ xương đáy chậu, đồng thời, cũng sẽ khiến cơ thể khó ngăn cản dòng chảy của nước tiểu hơn.
Sinh con
Sinh con có thể làm suy yếu hoặc thậm chí là tổn thương xương đáy chậu, khiến cho chứng tiểu són nhẹ có thể tiếp tục trong những tháng tiếp theo. Vì thế, ngay từ khi mang bầu, mẹ bầu nên bắt đầu tập luyện một số bài tập cho các cơ bắp thiết yếu này.
Kéo giãn cơ đáy xương chậu
Hiển nhiên rằng việc mang thai và sinh con sẽ làm suy yếu cơ đáy xương chậu, khiến cơ này bị kéo giãn quá mức. Để trở lại hình dáng ban đầu trước khi mang thai, cơ thể cần một thời gian nhất định, kể cả khi bạn thực hiện các bài tập hồi phục vùng cơ này. Tương tự, triệu chứng tiểu són không thể biến mất ngay lâp tức sau khi bạn sinh con xong, mà sẽ biến mất từ từ.
Đào thải lượng nước phụ trội trong tế bào
Sau khi sinh khoảng 1-2 tuần, cơ thể bạn sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn bình thường, có thể lên đến gần 3 lít/ ngày. Nguyên nhân của việc này là do cơ thể bắt đầu bài tiết lượng nước phụ trội trữ trong tế bào khi mang thai. Vì thế, nếu sau khi sinh bạn không cần quá lo lắng nếu cảm thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Những thay đổi trong đường tiết niệu có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, gây kích ứng bên trong bàng quang khiến cho bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế và xin tư vấn của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Như đã giải thích phía trên, tất cả những tác động gây áp lực đến bàng quang có thể gây ra chứng tiểu són nhẹ. Táo bón thai kì là một trong số đó. Căn bệnh này khá phổ biến trong thai kì do hormone progesterone có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của mẹ bầu. Để xử lý tình trạng này, bạn nên chăm ăn các thực phẩm giàu chất xơ hơn.
Bạn nên lựa chọn một số bài tập cho vùng cơ đáy xương chậu ngay từ khi mang bầu
Dù chứng tiểu són khá là phổ biến cả trước và sau khi sinh con, có rất nhiều cách bạn có thể làm để làm giảm bớt tác động không mong muốn của chứng bệnh này. Đơn giản nhất, bạn có thể tập các bài tập dành cho cơ xương chậu hoặc sử dụng miếng lót vệ sinh để giảm thiểu nguy cơ từ những hậu quả không mong muốn. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bạn hãy tham khảo ý kiến. Đặc biệt, bạn không nên xấu hổ về vấn đề này vì đây là dấu hiệu rất thường gặp khi mang bầu.