Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngày 20/09/2023 07:00 AM (GMT+7)

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

1. Nguyên nhân gây mờ mắt khi mang thai

Phụ nữ có thể bị mờ mắt khi mang thai vì nhiều lý do:

Giảm tiết nước mắt: Hormone khi mang thai thường làm giảm tiết nước mắt, dẫn đến mắt khô và khó chịu.

Áp lực mắt: Sự thay đổi nội tiết tố, nồng độ estrogen tăng đáng kể, có thể khiến chất lỏng tích tụ trong mắt, giống như phù chân. Sự tích tụ chất lỏng này có thể thay đổi hình dạng của mắt và thay đổi tầm nhìn.

Hệ thống miễn dịch suy yếu: Mặc dù hệ thống miễn dịch suy yếu có thể không làm thay đổi thị lực của mẹ bầu, nhưng những căn bệnh đi kèm với nó thì có thể. Phản ứng miễn dịch hướng tới việc bảo vệ em bé, nhưng điều đó có thể khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn, bao gồm cả nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ.

Mẹ bầu có thể bị mờ mắt do nhiều nguyên nhân.

Mẹ bầu có thể bị mờ mắt do nhiều nguyên nhân.

Giảm thị lực ngoại vi: Không chắc chắn nguyên nhân khiến thị lực ngoại biên của mẹ bầu bị ảnh hưởng khi mang thai, nhưng cũng có thể là một tác dụng phụ khác của việc thay đổi hormone thai kỳ.

Mí mắt có màu: Nám da xảy ra phổ biến khi mang thai và nó cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng xung quanh mắt.

Mặc dù các nguyên nhân trên nhìn chung là vô hại nhưng mẹ bầu đôi khi cũng có những nguy cơ sức khỏe khác cần cân nhắc khi bị mờ mắt. Nếu mẹ bầu có một trong các tình trạng sau đây và thị lực thay đổi, hãy nhớ đi khám ngay để được bác sĩ xem xét các nguy cơ.

Tiền sản giật: Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm nhưng có thể điều trị được, tình trạng này xảy ra vào khoảng tuần thứ 20 hoặc muộn hơn của thai kỳ, đi kèm với các triệu chứng tăng huyết áp ở những phụ nữ có huyết áp bình thường trước khi mang thai. Một số mẹ bầu không có dấu hiệu của tình trạng này nhưng có thể gây hại cho cả mẹ và con nếu không được điều trị.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Tình trạng này xảy ra ở những phụ nữ không mắc bệnh đái tháo đường trước khi mang thai. Nhiều người không gặp phải các triệu chứng, nhưng nếu mắc phải theo dõi tình trạng, cần dùng thuốc nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không kiểm soát được. Mặc dù bệnh này thường biến mất sau khi sinh nhưng nếu thai phụ mắc bệnh này khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn sau này.

2. Triệu chứng mờ mắt khi mang thai

Các triệu chứng mẹ bầu gặp phải sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân:

Thai phụ bị mờ mắt sẽ gặp phải những triệu chứng như:

- Nhức đầu hoặc đau nửa đầu

- Nhìn không rõ hoặc nhìn đôi

- Khô, ngứa hoặc kích ứng mắt

- Nhiễm trùng mắt

- Thay kính

Mẹ bầu có thể nhận thấy những triệu chứng này sớm nhất là vào tuần thứ 10, nhưng hầu hết mẹ bầu xảy ra muộn hơn. Hiện tượng mờ mắt thường tự biến mất ngay sau khi sinh, nhưng cũng có thể tồn tại đến 6 tuần sau đó.

Nếu mẹ bầu bị mờ mắt do tiền sản giật hoặc đái tháo đường thai kỳ, nên theo dõi các vấn đề về mắt khác, bao gồm:

- Nhìn hình đôi liên tục

- Nhạy cảm với ánh sáng

- Mất thị lực tạm thời

- Tầm nhìn mờ

- Các đốm hoặc ruồi bay kéo dài hơn hai giờ

Nếu thai phụ có bất kỳ triệu chứng nào trong số hai tình trạng nói trên nên đi khám mắt ngay lập tức để tránh các biến chứng xảy ra.

3. Các yếu tố rủi ro gây mờ mắt khi mang thai

Đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị mờ mắt cao hơn.

Đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị mờ mắt cao hơn.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp liên quan đến tiền sản giật khiến mẹ bầu có nguy cơ bị mờ mắt cao hơn khi mang thai.

Huyết áp cao có thể làm hỏng mạch máu của mắt. Nó cũng có thể gây ra bệnh võng mạc, một loại tổn thương võng mạc có thể gây chảy máu bên trong mắt.

Thông thường nhất, các hormone dao động như estrogen và progesterone gây mờ mắt. Tuy nhiên, vì mỗi phụ nữ có những trải nghiệm khác nhau khi mang thai nên không phải ai cũng gặp phải những triệu chứng này.

4. Phòng ngừa mờ mắt khi mang thai

Trong giai đoạn thai kỳ có thể không ngăn ngừa được khi những vấn đề này xảy ra do sự thay đổi hormone. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi hiện tượng mờ mắt nhưng có một số cách để giảm mỏi mắt.

Hãy thường xuyên nghỉ ngơi để mắt được thư giãn.

Hãy thường xuyên nghỉ ngơi để mắt được thư giãn.

Tình trạng mờ mắt cũng có thể trầm trọng hơn khi mắt mệt mỏi. Nếu thường xuyên làm việc trước máy tính, hãy thường xuyên nghỉ ngơi để mắt được thư giãn. Hãy chớp mắt thường xuyên, giảm độ sáng màn hình và nghỉ 2 phút mỗi giờ. Cố gắng ngủ đủ giấc chất lượng cao và nghỉ ngơi trong ngày.

Tránh đeo kính áp tròng để giúp giảm kích ứng mắt, đặc biệt nếu tình trạng mờ mắt xảy ra do khô mắt. Hãy đeo kính hoặc chỉ nên đeo một cặp kính duy nhất cho đến khi tầm nhìn trở lại bình thường.

Hãy tập thể dục cho mắt ngay cả khi không thường xuyên gặp vấn đề về mắt. Những bài tập này sẽ giữ cho cơ mắt khỏe mạnh và giúp mắt tập trung.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên lựa chọn và bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm tốt cho mắt, để giảm thiểu tình trạng mờ mắt, không nhìn rõ. Thực phẩm tốt cho mắt bao gồm các loại rau có màu xanh như bông cải xanh (súp lơ xanh), cải xoăn, bó xôi…, thịt bò, các loại hạt, cá béo giàu omega-3 như cá ngừ, cá hồi…, cam, quýt, cà rốt…

5. Chẩn đoán mờ mắt khi mang thai

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và xét nghiệm để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành các xét nghiệm bổ sung để đảm bảo rằng các triệu chứng mờ mắt của mẹ bầu không chỉ ra một tình trạng bệnh lý khác.

Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, siêu âm thai nhi hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể để kiểm tra tiền sản giật. Đối với bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu bằng xét nghiệm thử thách glucose. Trong quá trình kiểm tra này, mẹ bầu uống một chất lỏng ngọt và lấy máu sau một giờ. Nếu lượng đường vượt quá 140, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT), mẹ bầu sẽ được lấy máu trong khoảng hai hoặc ba giờ một lần. Lượng đường trong máu cao sau những xét nghiệm này thường chỉ ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

6. Phương pháp điều trị mờ mắt khi mang thai

Mẹ bầu nên đi khám mắt và sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên đi khám mắt và sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thông thường, mắt mẹ bầu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con. Điều trị mờ mắt để giúp mẹ bầu thoải mái hơn cho đến khi tình trạng này tự khỏi.

Mẹ bầu nên đi khám để xem liệu có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ bôi trơn hay không. Tăng độ ẩm cho mắt có thể khắc phục hiện tượng mờ mắt, đặc biệt nếu sự thay đổi nội tiết tố làm giảm khả năng sản xuất nước mắt. Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên trong thời gian mang thai để tránh tình trạng thị lực bị suy giảm. Mẹ bầu cũng có thể đeo kính râm khi đi ngoài trời hoặc nếu mắt nhạy cảm với ánh sáng và có những thay đổi về thị lực.

Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bầu không cần phải lo lắng về sức khỏe của mắt nếu bị mờ mắt. Mặc dù mắt sẽ trở lại bình thường trong vòng khoảng sáu tuần sau khi sinh, nhưng vẫn nên nói chuyện với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng đáng lo ngại. Các bác sĩ sẽ tư vấn những cách tốt hơn để đối phó với tình trạng thị lực thay đổi cho đến khi mắt trở lại bình thường.

7. Khi nào cần đi bác sĩ để khám?

Mặc dù mờ mắt khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhưng cần đi khám ngay bất kỳ thay đổi nào về thị lực. Điều này rất quan trọng vì những thay đổi về thị lực có thể là dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao do mang thai gây ra.

Các vấn đề về thị lực cũng có thể báo hiệu tăng huyết áp hoặc tiền sản giật. Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng để đảm bảo thai phụ và thai nhi vẫn khỏe mạnh.

Ngoài ra, hãy thông báo cho bác sĩ nếu có những thay đổi về thị lực khác như tăng ruồi bay trong mắt, nhìn đôi hoặc thấy đèn nhấp nháy.

Mờ mắt không phải là thay đổi duy nhất ở mắt có thể xảy ra khi mang thai. Một số mẹ bầu còn bị nhiễm trùng như đau mắt đỏ.

Những thay đổi khi mang thai có thể gây căng thẳng nhưng mẹ bầu cũng đừng lo sợ sự thay đổi vĩnh viễn về thị lực. Trong hầu hết các trường hợp, tầm nhìn sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tuần sau khi sinh. Hãy đi gặp bác sĩ nếu tiếp tục bị mờ mắt hoặc các vấn đề về mắt khác sau vài tuần đầu tiên.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích: Bà đỡ mát tay của viện Thanh Nhàn, được 2 thế hệ mẹ - con nhờ đỡ đẻ
22 năm trong nghề sản phụ khoa, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc đã từng đỡ đẻ liên tiếp cho 2 thế hệ mẹ - con gái và được nhiều cháu gọi bằng bà.

Chân dung bác sĩ sản khoa

Theo ThS. BS Trần Thế Hưng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu