Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ

Ngày 07/08/2018 12:49 PM (GMT+7)

Để nghe được tiếng khóc của con yêu là cả một hành trình khó khăn, gian khổ của vợ chồng chị Vũ Thu Phương (32 tuổi, Bắc Ninh) khi cả 2 vợ chồng đều bị khuyết tật vận động.

"Người bình thường bị vô sinh hiếm muộn đã khó khăn, vất vả rồi, với những cặp vợ chồng khuyết tật như mình bị vô sinh hiếm muộn, khó khăn ấy còn nhân lên gấp bội", đó là những lời tâm sự của chị Vũ Thị Phương (32 tuổi, Bắc Ninh) khi nói về hành trình tìm kiếm con yêu đầy gian nan, cực nhọc của vợ chồng mình.  

Video chị Phương chia sẻ về hành trình tìm kiếm con yêu của mình.

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 1

Vợ chồng chị Vũ Thị Phương trong ngày cưới vào năm 2015.

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 2

Sinh ra đã kém may mắn, chị Vũ Thị Phương (SN 1986, Hải Dương) luôn tự ti về bản thân. Đối với chị việc kết hôn, sinh con là một điều gì đó xa vời nên chị cứ sống mãi trong vỏ bọc của mình và chăm chỉ học ở một trung tâm dành cho người khuyết tật để có thể tự làm việc và nuôi sống bản thân. Thế rồi, tình yêu đến lúc nào chẳng hay khi chị gặp anh Diêm Trọng Thịnh (SN 1984, Bắc Ninh) trong một lần đi chơi cùng các bạn khuyết tật.

Vì cảm mến sự chất phác, chín chắn của anh mà chị đã quyết định về chung một nhà với anh vào năm 2015.

Hai người khuyết tật kết hôn, khó khăn trong đi lại nhưng anh chị vẫn cố gắng vượt qua. Thế nhưng, chờ mãi chẳng thấy tin vui nhiều tháng trời trôi qua. Vì biết hoàn cảnh nên sau khi được bạn bè giới thiệu, vợ chồng chị đã quyết định đi khám mà không chần chừ và kết luận cuối cùng, chồng chị tinh trùng yếu, khó có thể có con tự nhiên.

Buồn với kết quả thăm khám nhưng cả 2 anh chị vẫn cố gắng động viên nhau và quyết tâm để có con. Phương pháp đầu tiên 2 vợ chồng chị thực hiện đó là thụ tinh nhân tạo (IUI). Tuy nhiên, 2 lần IUI trong hơn 1 năm vẫn không thành công.

Suốt khoảng thời gian đó, nhiều lần tủi thân chị đã khóc bởi đến khi kết hôn chị vẫn chưa được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vẫn phải bước trên con đường đầy gian nan hơn cả để có thể thực hiện thiên chức làm mẹ.

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 3

Thời gian mang thai chị ở nhà mẹ đẻ, anh ở nhà chăm chỉ làm kiếm tiền để lo cho 2 mẹ con chị.

Thế nhưng, chị vẫn tự nhủ mình là người may mắn bởi trong khi buồn vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không dám nghĩ đến việc tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), vợ chồng chị lại nhận được sự hỗ trợ kinh phí IVF của bệnh viện Bưu Điện với số tiền 30 triệu đồng. Có thể số tiền này với nhiều người là ít nhưng với vợ chồng chị, đó là cả một sự góp sức lớn lao để anh chị thực hiện được mong ước làm cha, làm mẹ.

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 4

Chị Phương tâm sự, 2 năm tìm kiếm con không phải quá dài nhưng đối với vợ chồng chị - cả 2 người đều mang khiếm khuyết trên cơ thể thì 2 năm đó là cả một hành trình dài. Chị vẫn nhớ mãi ngày chọc trứng chuyển phôi lần điều tiên thành công của mình. Đó cũng là ngày trên gương mặt chị tràn đầy niềm vui và hạnh phúc sau 2 năm kết hôn.

“Lần đầu tiên mình chọc được 8 trứng nhưng một trứng không thành công nên chỉ được 7 phôi. Mình chuyển 2 phôi lần đầu tiên đậu được cả hai nhưng sau hơn một tháng một phôi hỏng chỉ còn 1 phôi thôi”, chị Phương cho biết.

Với người bình thường khi tiến hành IVF đã phải giữ gìn cẩn thận rồi nên với chị Phương, điều này càng quan trọng hơn cả. Chính vì vậy, khi chuyển phôi xong chị về quê ngoại nghỉ ngơi, không dám làm bất cứ việc gì. 3-4 tháng sau khi thai bắt đầu ổn định, chị mới dám làm những công việc nhẹ như quét nhà, nấu cơm.

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 5

Suốt quá trình mang thai chị tăng 13kg lên khoảng 56kg.

Mặc dù không gặp nhiều vấn đề về thai nghén, có thể ăn uống bình thường nhưng trong 9 tháng 10 ngày mang thai, không lúc nào chị nguôi lo lắng đến tình hình con yêu trong bụng.

Không biết bao nhiêu lần gương mặt chị trùng xuống và mang nặng nỗi lo khi đi siêu âm bác sĩ nói 2 đùi con chênh nhau 1cm, con bị giãn đài bề thận, có trường hợp phải mổ khi con lớn. Những lúc như vậy, chị lại lo những khiếm khuyết của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến con.

Mang thai, mọi vấn đề đi lại chị phải hạn chế tối đa và luôn cẩn thận. Mặc dù khó khăn nhưng chị Phương luôn được chồng đồng hành, ở bên. Chị còn nhớ những ngày mang bầu không đi được xe máy ba bánh, một mình chị bắt xe ô tô khách đưa đón bệnh nhân từ Hải Dương đến viện khám thai. Chồng chị tuy sức khỏe yếu hơn nhưng lo cho vợ nên mỗi lần chị đi khám, anh lại đi xe ba bánh từ Bắc Ninh đến viện rồi chờ chị khám xong, biết kết quả ổn định mới yên tâm về. 

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 6

Chồng chị dù yếu không khăn sóc được vợ nhiều nhưng anh luôn nhắc nhở chị đi lại ít, hỏi chị chuyên ăn uống để tốt cho cả mẹ và con.

Trước khi tiến hành IVF, mình phải thăm khám liên tục, đến mốc nào cũng phải đi, trong khi đó vợ chồng mình không có điều kiện đi taxi, anh cứ chở mình đi xe ba bánh lên viện khám.

Sau này mang bầu, mình đi ô tô khách nhưng anh vẫn đi xe ba bánh lên viện cùng vợ. Người ta có bầu được chồng đỡ đần đi khám nhiều lúc mình cũng tủi thân bởi mỗi lần đi khám, lên bàn khám hay làm các công việc đều rất khó khăn, vất vả nhưng chồng mình yếu, vì con mình cũng phải quyết tâm, mình cứ chống nạng đi vậy thôi.

Cũng may mình được các anh chị trong bệnh viện giúp đỡ nhiệt tình như người nhà nên mình cũng tự tin”, chị Phương tâm sự.

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 7

Chị Phương bảo, chị sinh bé trai vào ngày 7/2 năm nay. Sau 9 tháng 10 ngày mong ngóng, lo âu, vợ chồng chị đã được nở nụ cười hạnh phúc vì con sinh ra bình an khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác nặng 3,1kg.

Đến bây giờ, khi đã hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ được 6 tháng nhưng chị vẫn không thể quên được ngày chào đón con đến với thế giới. Mặc dù lo sợ khi lên bàn mổ bởi ám ảnh của lần phẫu thuật chân trước đó nhưng chị luôn trấn an tinh thần mình để cố gắng vượt qua.

“Khi sinh mổ, bác sĩ trấn an mình yên tâm và bảo mình mở mắt tỉnh táo không lãng quên mà ngủ đi. Có lẽ, mình bớt lo lắng là khi bác sĩ mổ đưa con ra thành công, bác sĩ cho nhìn mặt con, 2 đùi của con hoàn toàn bình thường, đến lúc đó mình mới cảm nhận được sự yên tâm, thoải mái trong lòng.

May mắn vấn đề giãn đài bề thận, con càng lớn càng hẹp bề thận lại, khi kiểm tra sức khỏe của con hoàn toàn bình thường. Chồng mình lúc đó cũng hạnh phúc lắm cứ dặn vợ mãi là không được chụp ảnh con sợ ảnh hưởng đến mắt”, chị Phương nở nụ cười.

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 8

Bé nhà chị Phương nặng 3,1kg sau sinh.

Vì đi lại đều phải nhờ chiếc nạng, hơn nữa sức khỏe yếu nên sau sinh chị Phương cũng gặp khó khăn trong việc chăm con. Tuy nhiên, nhà neo người, mọi người đều bận việc nên chị tự túc thay rửa, vệ sinh cho con.

Mặc dù việc có con sẽ là gánh nặng hơn, anh Thịnh – chồng chị phải chăm chỉ làm ăn lên gấp đôi nhưng anh vẫn cố gắng. Hiện tại, anh đang làm lắp xe ba bánh để phục vụ cho nhu cầu của người khuyết tật giống như mình. Dẫu công việc vất vả nhưng mỗi lúc rảnh rỗi anh lại phụ vợ việc trông con, chơi với con.

“Anh lúc nào cũng từ tốn, không phàn nàn, nhờ anh pha sữa cho con anh cũng bỏ làm hết để làm. Anh có công việc như vậy, việc nhà anh vẫn giúp được mình nhưng chậm hơn”, chị Phương cho hay.

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 9

Hoàn cảnh của 2 vợ chồng là vậy nhưng mỗi lần nhìn con cười, tất cả phiền muộn, bực tức của anh chị lại xua tan. Sau tất cả, bao thăng trầm, bất hạnh của cuộc sống, chị Phương đã được tận hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ giống như tất thảy người phụ nữ nào.

“Mẹ rất muốn có niềm hạnh phúc của một người phụ nữ đó là được làm mẹ. Vì vậy mẹ rất cảm ơn con đã đến bên mẹ”, chị Phương mỉm cười nói với con. 

Vợ chồng Bắc Ninh nhọc nhằn chống nạng, đẩy xe lăn ròng rã thực hiện giấc mơ làm cha mẹ - 10

Bà mẹ nhỏ như trẻ 4 tuổi mang thai không ai dám cười, được chồng chăm như công chúa
Dù mang thai với tình trạng bệnh tật là điều ngoài ý muốn nhưng chị Lan và chồng vẫn quyết tâm giữ con lại.
Hồng Nhung - Trung Đức
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề 9 tháng 10 ngày khổ tận cam lai