Quả gấc là loại quả quen thuộc có nhiều tác dụng với sức khỏe và cả trong đời sống hàng ngày. Vậy nên các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đều khuyên nên sử dụng quả gấc để phòng ngừa nhiều căn bệnh khác nhau.
Quả gấc là gì? Đặc điểm, phân bố
Quả gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis, là một loài cây dây leo thuộc chi mướp đắng. Quả gấc có màu đỏ tươi khi chín, hình tròn, xung quanh vỏ có gai, hoa có màu vàng. Quả gấc có giá trị dinh dưỡng cao nên thường được thu hái để chế biến thành các món ăn có ích.
Quả gấc được trồng nhiều ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Sử dụng quả gấc thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện các vấn đề thị lực và còn chữa được nhiều bệnh. Ngoài ra quả gấc còn được sử dụng để chế biến món xôi gấc vô cùng phổ biến ở nước ta.
Công dụng của quả gấc với sức khỏe
1. Cung cấp giá trị dinh dưỡng cao
Trong 100g gấc có thể chứa các loại dưỡng chất như sau:
- Nước: 77g
- Năng lượng: 122 Kcal
- Protein: 2,1g
- Chất đạm: 10,5g
- Chất béo: 7,9g
- Photpho: 6mg
- Vitamin C: 11mg
- Beta-Carotene
Và nhiều dưỡng chất khác
Chính nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào và bổ dưỡng này mà quả gấc cực kỳ hữu ích đối với sức khỏe con người.
2. Nâng cao và bảo vệ thị lực
Hàm lượng vitamin A và beta-carotene cực kỳ dồi dào trong quả gấc sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi các vấn đề bệnh tật và giúp nâng cao thị lực, cải thiện tầm nhìn. Vậy nên bạn hãy sử dụng quả gấc hàng ngày để bảo vệ đôi mắt của mình tốt hơn.
3. Khả năng ngăn ngừa ung thư
Nồng độ lycopene trong quả gấc cao gấp 70 lần so với trong quả cà chua. Vậy nên khả năng phòng ngừa ung thư của gấc là cực kỳ hữu hiệu. Ngoài ra lượng vitamin A và beta-carotene, vitamin E dồi dào trong gấc sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, sự oxy hóa. Từ đó sẽ nâng cao khả năng phòng chống bệnh ung thư xuất hiện.
4. Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch
Quả gấc có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm đi lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa tích tụ cholesterol tại thành động mạch. Ngoài ra, hàm lượng lycopene, carotene, polyphenol, flavonoid trong quả gấc sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, suy tim, đau tim,.. và các bệnh lý nguy hiểm khác.
5. Ổn định hệ thần kinh
Quả gấc giàu selen, các vitamin và khoáng chất. Đây là những yếu tố giúp cho hệ thần kinh luôn được ổn định, chống lại được các bệnh nguy hại như Alzheimer, trầm cảm, rối loạn trí nhớ,... Người già và trẻ nhỏ là đối tượng tốt nhất để sử dụng quả gấc thường xuyên.
6. Nâng cao hệ thống miễn dịch
Vitamin A dồi dào cùng với đó là beta-carotene và curcumin có trong quả gấc sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Các chất trên đều có tác dụng chống oxy hóa rất cao, sẽ giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.
7. Làm đẹp làn da và chống lão hóa
Dầu gấc thường được chiết xuất và sử dụng để giúp mắt thêm sáng khỏe, tuy vậy nó còn có thể giúp làm đẹp làn da và chống lão hóa hiệu quả. Đó là nhờ carotene và vitamin A có trong quả gấc đã giúp chống lại sự oxy hóa gây ra lão hóa cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da….
Quả gấc giúp làm đẹp làn da các chị em
8. Chống lại bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Hàm lượng lycopene trong quả gấc cao hơn rất nhiều so với các loại quả khác cùng loại. Vì vậy mà quả gấc đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt vô cùng hiệu quả. Sử dụng thường xuyên và đúng cách quả gấc hàng ngày sẽ giúp tình trạng phì đại tuyến tiền liệt giảm đi thấy rõ.
Tác dụng của hạt gấc mà bạn chưa biết
Bên cạnh quả gấc, hạt gấc hoàn toàn có thể tận dụng để cải thiện các vấn đề cho sức khỏe, một số công dụng của hạt gấc có thể kể đến như:
Màng hạt gấc chứa các thành phần có chức năng tương tự như vitamin A. Vậy nên nó cũng có tác dụng cải thiện các vấn đề thị lực, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Hạt gấc có chứa nhiều độc tính, tuyệt đối không được ăn hạt gấc kẻo sẽ bị ngộ độc. Tốt nhất chỉ nên sử dụng hạt gấc ngâm rượu để bôi ngoài da chữa các chứng bệnh như: đau nhức cơ, bong gân, sái chân, tụ máu, côn trùng cắn.
Hạt gấc có nhiều tác dụng nhưng cũng có nhiều độc tố
Lưu ý khi sử dụng quả gấc hàng ngày
Chỉ nên sử dụng phần thịt gấc ở bên trong để chế biến các món ăn hoặc tinh chế thành dầu gấc. Không nên sử dụng vỏ ngoài của quả gấc bởi nó khá độc hại với sức khỏe. Thậm chí có thể gây ngộ độc, tử vong nếu như ăn phải.
Nhiều người có thói quen khi ăn gấc thường bỏ đi lớp màng mỏng màu đỏ quanh hạt. Điều này là không nên, bạn hoàn toàn có thể ăn được lớp màng đó, nó sẽ giúp cải thiện tình trạng thị lực tốt hơn.
Không nên ăn quá nhiều gấc trong một thời gian dài, vì loại quả này rất giàu vitamin A. Điều này lâu dài sẽ gây tích tụ độc tố ở trong gan và gây hại cho cơ thể.
Dầu gấc rất có lợi cho cơ thể, tuy nhiên bạn không nên sử dụng dầu gấc để chiên, rán thực phẩm bởi nhiệt độ cao có thể khiến vitamin A và beta carotene bị bay hơi mất.