Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?

Linh San - Ngày 03/05/2022 18:30 PM (GMT+7)

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày và có phân lỏng, nhiều nước hơn có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy mãn tính. Việc phát hiện sớm và có cách chữa kịp thời sẽ giúp bé nhanh chóng phục hồi hơn.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là do trẻ bị dị ứng với sữa mẹ, tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng, dị ứng với thức ăn, dùng thuốc kháng sinh…

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ, hầu hết trẻ em đều sẽ bị tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời. Thậm chí, một số bé còn có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Đối với các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do hệ tiêu hóa vẫn còn khá non yếu và chưa phát triển đầy đủ nên tần suất đi ngoài của bé thay đổi theo ngày. Bé có thể 2-3 ngày mới đi một lần hoặc đi nhiều lần trong ngày nếu được ăn no và bú sữa đủ.

Đối với một số trường hợp, trẻ cũng có thói quen đi ngoài nhiều hơn nhưng nếu bé vẫn khỏe mạnh, vui chơi thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Mặc dù vậy, nếu tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày kéo dài có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển nghiệm trọng của các bé.

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày được cho là bất thường như:

- Đối với trẻ từ 3-6 tháng: Khi bé đi ngoài từ 8-10 lần/ ngày (với trẻ dưới 3 tháng tuổi) và 4-5 lần/ ngày (với trẻ 6 tháng tuổi). Kèm theo đó là một số dấu hiệu như phân lỏng, có bọt, chất nhầy có trong phân, phân mùi tanh, đôi khi kèm lẫn máu. Trẻ khó chịu, bỏ bú và có một số triệu chứng sốt.

- Đối với trẻ 7 - 8 tháng: Nếu trẻ đi ngoài từ 4-5 lần trở lên/ngày. lúc vón cục, lúc kèm theo hoa cà hoa cải và mùi tanh hôi có thể là dấu hiệu trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ cần phải cẩn trọng.

Tùy theo độ tuổi mà số lần đi ngoài của trẻ khác nhau. (Ảnh minh họa)

Tùy theo độ tuổi mà số lần đi ngoài của trẻ khác nhau. (Ảnh minh họa)

- Đối với trẻ 1 tuổi: Khi bé đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ và phân lỏng, nước nhiều hơn cái và khác với những ngày thường.

- Đối với trẻ trên 3 tuổi: Cũng tương tự như trên, có thể do bé đang mắc những bệnh về đường tiêu hóa do ở giai đoạn này, trẻ đang được thực hiện chế độ ăn uống như người lớn. Vì thế, đôi khi trẻ có thể bị đau bụng hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Nếu đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng đều là phân lỏng, toàn nước, cơ thể bé sẽ bị hao hụt một lượng lớn nước và điện giải. Tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm bởi bé có thể phải đối mặt với nguy cơ như:

- Suy dinh dưỡng.

- Bị kiệt nước dẫn đến tử vong.

- Bị suy thận cấp, hạ huyết áp, hôn mê, ngất xỉu...

Vì thế, để đánh giá về tình trạng nguy hiểm của trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, cha mẹ nên đánh giá theo tình trạng mất nước ở các cấp độ sau:

- Đối với cấp độ nhẹ: Trẻ có biểu hiện như da khô, môi khô, khát nước. Lúc này, mẹ nên tăng cường bổ sung nước, dung dịch điện giải, trái cây không đường, tuyệt đối tránh nước ngọt có gas cho trẻ.

- Đối với cấp độ nặng: Trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như: Đi ngoài kèm theo nôn ói liên tục, không chịu ăn, không chịu uống. Với trường hợp này, cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt, tránh để trẻ bị mất nước nặng.

Cách chữa cho bé đi ngoài nhiều lần trong ngày

- Trước tiên, cha mẹ cần bổ sung thêm nước và chất điện giải cho bé càng sớm càng tốt (mua các loại dung dịch điện giải theo chỉ định của bác sĩ). Ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn. Ở trẻ đã ăn dặm thì cho bé ăn nhiều đồ ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa.

- Tránh những loại thực phẩm gây khó hấp thụ, đầy bụng, có nhiều chất xơ như thịt mỡ, trứng, sữa, phô mai, các loại rau nhiều chất xơ.

Khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày cần bổ sung thêm nước hoặc chất điện giải. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày cần bổ sung thêm nước hoặc chất điện giải. (Ảnh minh họa)

- Với trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng và kéo dài kèm theo triệu chứng mất nước, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc tùy theo từng trường hợp cụ thể riêng như:

+ Thuốc kháng sinh trị tiêu chảy.

+ Thuốc dạng bột để hòa cùng thức ăn, sữa, nước uống cho trẻ.

+ Bổ sung kẽm đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi định lượng 10mg/ngày. Đối với trẻ trên 6 tháng, định lượng là 20mg/ngày. Thời gian sử dụng có thể từ 10-14 ngày.

- Để trẻ nghỉ ngơi tại không gian thông thoáng, yên tĩnh.

- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn, sau khi trẻ đi vệ sinh chú ý nhắc nhở bé rửa tay bằng xà phòng.

- Luôn luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, các vật dụng và đồ chơi của trẻ cũng cần được làm sạch, khử trùng thường xuyên.

Lưu ý khi chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày cho trẻ

- Tuyệt đối không dùng đường cho trẻ: Bao gồm các chất lỏng có vị ngọt như trà gừng, nước trái cây pha đường, nước đường, nước ngọt... Những loại thức uống này sẽ làm nước rút vào ruột và làm tình trạng tiêu chảy của các bé nặng hơn.

- Không tự ý dùng thuốc cho trẻ: Trừ các trường hợp được bác sĩ kê đơn, còn lại mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ.

- Không dùng những bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc dân gian thường được các mẹ mách tai nhau như ăn búp ổi, hồng xiêm xanh, chuối xanh... Các bài thuốc này chưa được kiểm chứng nên cần phải cẩn trọng khi thực hiện.

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày sẽ rất nguy hiểm nếu kéo dài. Vì thế, nếu như các triệu chứng không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện, tránh điều trị lâu dài tại nhà khiến tình trạng của bé nặng hơn.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và tránh ăn gì?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? Các bé sơ sinh thường chủ yếu hấp thụ các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, do đó, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng...

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ bị tiêu chảy