Cách nướng mực khô ngon ngọt thơm nức không bị dai, khô quắt hay cháy đen cho dịp nhâm nhi cuối năm

Minh Ngọc - Ngày 30/12/2023 15:30 PM (GMT+7)

Mực khô thực sự là món ăn "quốc dân" nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách nướng sao cho ngon, mềm, ngọt, không bị khô dai.

Mực khô là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Mực kho dai ngọt, lại thơm nức, ăn cùng tương ớt rồi nhâm nhi vài ngụm bia vô cùng hấp dẫn. Không chỉ vậy, mực khô còn có thể ứng dụng để cho vào các món nộm, xào hoặc sốt chua, cay, mặn ngọt,... tùy theo sở thích của mỗi người.

Mực kho quen thuộc là thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách làm sao để nướng khô mềm, ngọt, không bị dai, quắt. Thậm chí nhiều người nức mực khiến mực bị cháy, đắng, còn gây cả bỏng tay.

Đang dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch, bạn có thể tham khảo cách nướng mực ngô ngon mềm dưới đây để có được những món ngon từ mực khô cho cả nhà thưởng thức nhé.

Cách chọn mực khô ngon

Để có món mực khô nướng ngon thì khâu chọn mực cũng rất quan trọng.

- Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra thịt bên trong cũng hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn. Nếu là màu trắng bệch thì có thể là mực ươn đem phơi khô.

Cách nướng mực khô ngon ngọt thơm nức không bị dai, khô quắt hay cháy đen cho dịp nhâm nhi cuối năm - 1

Mực một nắng rất ngon, ngọt, mình dày có lớp cám, màu hồng tươi. Mực kém chất lượng hay có đốm đỏ thâm ở thân, lưng, hai mặt có những nốt màu đỏ nhạt.

- Mùi mực không tanh, khi đụng vào không thấy ướt tay. Thân mực phải khô, không lưu lại mùi tanh trên tay. 

- Mực khô được phơi theo 2 hình thức phơi trên phiên và phơi treo. Mực khô phơi treo thường có thân thẳng, mình dày (thường mực câu được phơi kiểu này), mực khô cào thường được phơi trên phiên nên mình mỏng. Mực câu ngon hơn mực cào nên có giá cao hơn.

- Chọn mực khô có thân thẳng, mình dày này thì khi nướng ăn sẽ rất ngọt.

- Mực khô ngon có đầu phải gắn liền và chắc vào thân mực, râu còn nhiều có màu trắng hồng, thẳng.

Ngâm cho mực mềm

Thông thường, khi bảo quản mực, mọi người thường để ở trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh. Chính vì vậy, mực dễ bị khô. Nếu để lâu cứ lấy mực ra để nướng thì sẽ bị khô, dai và không ngon.

Chính vì thế, trước khi nướng mực, chúng ta nên tiến hành ngâm mực với bia hoặc nước dừa, rượu trắng. Thời gian ngâm khoảng 10-15 phút, để bia/nước dừa/rượu... ngấm vào trong thớ thịt của mực, làm mực mềm ra, khi nướng mực vừa ngọt thơm lại không bị dai.

Nướng mực khô như thế nào để không bị quắt hay cháy?

Cách truyền thống chúng ta thường làm là nướng mực với cồn 90 độ. Để tránh bị cồn bắn, bạn nên nướng mực vào một cách nồi cũ không dùng đến (không phải nồi chống dính), đĩa sâu lòng hoặc bát tô... 

Cho mực vào trong nồi, rưới lượng cồn vừa phải lên rồi mới châm lửa. Khi cồn cháy, dùng đũa dài hoặc kẹp dài để lật mực liên tục, giúp mực chín đều và không bị cháy. 

Nếu hết cồn mà mực chưa chín, đợi lửa tắt hẳn mới thêm cồn. Không thêm cồn lúc lửa vẫn đang cháy sẽ khiến lửa bùng lên cả lọ cồn đang cầm trên tay, sẽ gây bỏng nặng, rất nguy hiểm.

Không nên cho quá nhiều cồn vào một lúc khiến mực chín rồi mà cồn vẫn còn sẽ làm cháy mực, mực khô đắng không ngon.

Nướng cho đến khi thấy con mực cong lại, mùi thơm ngào ngạt là đã chín. 

Cách nướng mực khô ngon ngọt thơm nức không bị dai, khô quắt hay cháy đen cho dịp nhâm nhi cuối năm - 2

Lưu ý: Nên nướng thân và râu mực riêng vì râu mực hay bị cháy trước.

Sau khi nướng, gói mực ngay vào tờ báo hoặc giấy, dùng chày đập mực một lúc cho mực tơi ra, phần cháy sém trên mực cũng mất hết thì đem ra xé sợi.

Đảm bảo với cách nướng như thế này, mực vừa ngon, ngọt, mềm không bị dai khô.

Chúc các bạn thành công!

Chúc các bạn thành công!

Theo Minh Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Dương lịch