Những chiếc bánh hình hoa cúc trắng vàng trong sinh nhật của bé Winnie mới đẹp làm sao, đó có phải thành quả của mẹ Đông Nhi?
Sinh nhật 1 tuổi của "tiểu thư nhí" Winnie nhà Ông Cao Thắng - Đông Nhi đã diễn ra cách đây không lâu. Mới đây, nữ ca sĩ mới khoe video hậu trường chuẩn bị sinh nhật cho con gái cưng. Điều bất ngờ là bà mẹ nổi tiếng đã muốn tự tay làm cho "công chúa" của mình một chiếc bánh kem xinh xắn trong buổi tiệc mừng tuổi mới đầu đời.
Đông Nhi mong muốn chuẩn bị những chiếc bánh có hình hoa cúc màu trắng - vàng dễ thương, chiếc bánh gato cũng sẽ là hoa trắng có mặt cười màu vàng thật to ở giữa và những bông cúc vàng xinh xinh ở xung quanh. Có ý tưởng, bà mẹ một con liền bắt tay vào thực hiện.
XEM VIDEO: Đông Nhi bắt tay làm bánh sinh nhật cho con gái Winnie.
Những chiếc bánh nhỏ nhỏ trong buổi tiệc thật là xinh xắn, đáng yêu với hình hoa cúc màu vàng - trắng bắt mắt.
Tâm điểm là chiếc bánh gato với hình mặt cười lớn, cùng những bông hoa nhỏ xinh xắn ở xung quanh trông khá ngộ nghĩnh, vui vẻ.
Và tất nhiên, không thể thiếu tên của chủ nhân bữa tiệc: Winnie.
10 tiếng trước khi buổi tiệc diễn ra, Đông Nhi đã cặm cụi làm bánh cho con.
Trộn bột, rây bột... trông cô rất tháo vát, nhanh nhẹn.
Các quá trình được bà mẹ một con thực hiện dường như khá trơn tru.
Sau đó là công đoạn nướng, bà mẹ hồi hộp chờ đợi.
Sau khi bánh ra lò, cô lại tỉ mẩn phết mứt lên bánh và chuẩn bị cho công đoạn trang trí.
Cô sắm hẳn bàn xoay vào bánh kem vô cùng chuyên nghiệp để tạo hình chiếc bánh tròn chuẩn.
Bánh hoa với mặt cười tươi rói đã sắp thành hình rồi, Đông Nhi làm mọi người hào hứng chờ đợi thành quat.
Nhưng cuối cùng, cô cho biết: "Kết quả làm bánh không như mong đợi nên mẹ quyết định order"! Đọc đến đây mọi người đều cười sặc vì cứ ngỡ cả quá trình làm bánh của nữ ca sĩ nổi tiếng ra được thành quả tuyệt vời thế này, ngờ đâu...
Dù vậy, vợ chồng Đông Nhi cũng đã chuẩn bị một bữa tiệc thịnh soạn, chu đáo cho cô con gái cưng của mình vui trong sinh nhật đầu đời.
Trước Đông Nhi, Tăng Thanh Hà cũng từng gặp thất bại với bánh kem với chiếc bánh xiêu vẹo, lớp kem lem nhem bên ngoài làm cô từng gặp nhiều lời chê bai.
Nhưng sau đó là thành quả ngày càng siêu đẳng. Có thất bại mới có thành công, có lẽ một ngày nào đó Đông Nhi cũng sẽ khéo léo làm ra những chiếc bánh đẹp đẽ cho cô con gái của mình.
Nữ ca sĩ Hồ Quỳnh Hương cũng từng "toang" khi tự mình làm bánh kem sô-cô-la. "Công cuộc làm bánh của em đã chưa thành công. Cô bày tỏ: "Tất cả nhân viên xưởng, nhà hàng rồi các cháu đợi bánh của dì làm, tất cả háo hức như ngày hội... đợi bánh của em làm..."
"Em nhiệt huyết đầu bù tóc rối. Giờ là 1h24 sáng mà bánh em làm vẫn không khô lại được. Ăn nó giống kẹo kéo ấy... Không lẽ ngồi thổi tới sáng mai liệu có khô được không cả nhà? Nếu không mai mọi người múc vô bát như ăn canh được ha". Và đây, chiếc bánh kem chocolate khiến nàng khổ sở làm đêm mà ăn như kẹo kéo. Cô tự hỏi: "Nhìn đây có phải là bánh không trời???"
Những thất bại thường thấy trong việc làm bánh và cách khắc phục: 1. Mặt bánh phồng và bị nứt Nguyên nhân: Nhiệt độ lò nướng quá cao, làm cho bề mặt của bánh nhanh chóng bị nướng chín. Trong khi đó, ruột bánh vẫn chưa chín và tiếp tục nở, nên nó sẽ làm nứt phần mặt bánh. Khuôn bánh không được đặt ở rãnh giữa lò. Cách khắc phục: Chú ý trong các công thức bánh luôn có bước thực hiện đầu tiên, đó là: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ x0C. Đây là bước đầu tiên trước các bước khác, bởi vì bột bánh phải cho vào lò khi lò đã đạt nhiệt độ nướng yêu cầu. Tốt nhất là nên có 1 chiếc đồng hồ đo nhiệt độ đặt vào chính giữa lò, nhìn đồng hồ là biết lò đã đạt nhiệt độ chưa, bởi vì những lò nướng thông dụng phổ biến trong gia đình thường bị một vấn đề là nhiệt độ thực tế cao hoặc thấp hơn mức nhiệt chuẩn. Luôn đặt khay bánh đúng vị trí giữa lò, trừ một số loại bánh yêu cầu nhiệt khác nhau. 2. Hỗn hợp bột bị vón cục Nguyên nhân Nguyên liệu không được để ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng. Bơ và đường không được đánh bông đủ độ trước khi cho trứng vào. Trứng cho vào quá nhanh. Trộn không đều. Cách khắc phục Lấy nguyên liệu ra ngoài tủ mát trước 2 tiếng hoặc rã đông bằng lò vi sóng trước khi dùng. Bơ và đường được đong vừa với định lượng và đánh bông 1 chiều. Đổ trứng từ từ vào hỗn hợp. Luôn rây bột, baking soda (bột nở), baking powder (bột nổi) và các hương liệu khác nếu có, để tránh bột bị vón lại. 3. Kem tươi bị tách nước Nguyên nhân Do đánh quá kỹ làm cho kem bị tách nước, chảy lỏng ra (hỗn hợp kem lổn nhổn, lợn cợn, hay gọi là bị “ốc trâu”). Cách khắc phục Tiếp tục đánh thêm cho kem tách nước hẳn, đủ để gạn được nước một bên, kem vón cục một bên ra 2 cái tô riêng. Sau đó đánh phần kem lổn nhổn cho cứng lại rồi sau đó chắt từ từ từng tí một nước vào cho quyện dần… Làm thế kem tươi tuy không mịn bằng lúc trước nhưng vẫn dùng được mà không bị phí nguyên liệu. 4. Bánh nở không đều Nguyên nhân Bột không được trộn đều vào hỗn hợp chính. Nhiệt độ trong lò quá cao. Hỗn hợp bột hoặc lòng trắng trứng đã đánh bông với nguyên liệu còn lại được trộn quá lâu, quá kĩ cũng có thể làm vỡ nhiều bọt khí, dẫn đến việc bánh nở kém hoặc không nở được. Cách khắc phục Điều chỉnh nhiệt độ lò thích hợp. Dùng đúng cỡ khuôn để bánh không bị tràn. Chỉ nên cho hỗn hợp bột tới 2/3 khuôn nướng. Lưu ý Bánh gatô nở ít hơn so với gatô Hông Kông, vì thế nếu làm cùng khuôn và muốn độ cao tương đương gatô Hông Kông thì phải tăng lượng trứng lên. 5. Khó trộn bột Nguyên nhân Do tỷ lệ định lượng nguyên liệu không đồng đều. Sai kỹ thuật trộn. Cách khắc phục Nên kiểm tra lại định lượng nguyên liệu trước khi bắt đầu trộn. Lưu ý Khi làm bánh gatô thường thì khâu trộn bột hơi khó hòa tan hơn một chút nên trộn bột máy đánh trứng với tốc độ chậm nhất. Như vậy sẽ dễ dàng hòa đều hỗn hợp hơn. Nếu bột xuất hiện lợn cợn, cách khắc phục là cho nguyên liệu lỏng (trứng , sữa…) chậm & từ từ vào hỗn hợp hoặc cho thêm 1 – 2 thìa bột vào đánh tiếp cho đến khi bột mịn. Khi ngâm âu trộn bột vào nước ấm có thể làm tan lớp lợn cợn. Tuy nhiên, tránh trộn bột quá lâu dễ làm bánh bị chai, không nở khi nướng. 6. Mặt bánh có 1 số chấm trắng (với sponge cake) Đường chưa tan hết. Cách khắc phục Khi trộn đường với bột bánh nên cho rất từ từ từng chút một, đánh cho đường tan rồi mới cho thêm. Hoặc bạn có thể cắt phần bề mặt bánh và sử dụng phần còn lại để làm cốt bánh kem, mousse… 7. Bánh bị cháy mặt – Phần cốt bánh sậm màu và cứng Nguyên nhân Nhiệt độ lò quá cao. Cách khắc phục Kiểm tra hoạt động lò và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Nếu dây đốt phía trên quá lớn có thể khắc phục bằng cách đậy 1 tờ giấy bạc lên mặt bánh sau khoảng 1/3 – 1/2 thời gian nướng. 8. Mặt bánh lõm trong quá trình nướng Nguyên nhân Nhiệt độ lò nướng quá thấp hoặc quá cao Trộn bột quá nhiều Quá nhiều bột nở (bánh sẽ nở rất nhanh, tuy nhiên sau khoảng ½ thời gian nướng thì xẹp cũng rất nhanh) Cách khắc phục Tránh di chuyển bánh trong khi nướng. Cân chỉnh nhiệt độ lò thích hợp, thường xuyên theo dõi hoạt động lò. Kiểm tra định lượng, hoặc sử dụng cân nhỏ để xác định định lượng nguyên liệu cho vào. 9. Hạt hoặc quả khô trôi xuống đáy bánh Nguyên nhân Do hạt hoặc quả khô quá to và nặng. Nhiệt độ lò quá thấp. Bột bánh quá lỏng, không giữ được hạt. Cách khắc phục Nên rửa hạt sơ qua lớp đường hoặc si rô bọc ngoài hạt. Ngoài ra hạt nên được phủ một lớp bột khô trước khi trộn với hỗn hợp bột bánh. Việc bao bột cho quả khô sẽ giúp các loại quả và hạt này không bị chìm xuống dưới đáy khi nướng bánh. 10. Bánh quá khô Nguyên nhân Quá nhiều bột hoặc bột nở (baking powder), muối nở (baking soda) Quá ít chất béo hoặc đường Bánh nướng quá lâu hoặc nhiệt độ lò nướng quá cao Cách khắc phục Kiểm tra liều lượng khi trộn bột. Giảm thời gian hoặc nhiệt độ lò nướng. |