Vì sao nói “chớ mua thịt lợn sớm, tránh mua đậu phụ muộn”?

Ngày 24/12/2023 19:00 PM (GMT+7)

“Chớ mua thịt lợn sớm, tránh mua đậu phụ muộn” là kinh nghiệm đi chợ được nhiều người chia sẻ. Vậy điều này có đúng?

Người xưa vẫn thường kỹ lưỡng từ khâu đi chợ, lựa chọn thực phẩm đến việc chế biến thức ăn. Tất cả đều vì mục đích đem đến cho gia đình những bữa ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng. Một trong những nguyên tắc đi chợ được nhiều người truyền tai nhau là: "Chớ mua thịt lợn sớm, tránh mua đậu phụ muộn".

Vì sao nói “chớ mua thịt lợn sớm, tránh mua đậu phụ muộn”? - 1

Lý do là bởi thời xưa, khi kinh tế còn khó khăn thịt lợn là loại thực phẩm xa xỉ nên nhiều gia đình có khi cả tháng mới dám mua vài ba lần. Cũng vì thế mà người bán hay tiếc và giữ lại những miếng thịt ế từ ngày hôm trước để bảo quản lại rồi mang bán cho khách vào sáng sớm hôm sau. Nếu đi vào phiên chợ sáng sớm và không để ý kỹ, người mua rất dễ vớ nhầm thịt lợn ế vì người bán để lẫn cả thịt mới và thịt cũ. Câu “Chớ mua thịt lợn sớm” là do lẽ đó.

Còn đậu phụ không nên mua buổi chiều. Vì thời xưa người bán thường làm đậu vào sáng sớm mua lúc này đậu sẽ được tươi. Nếu mua đậu quá muộn sẽ mua phải những miếng đậu bị ôi thiu, có mùi chua.

Như vậy có thể thấy lời khuyên "Chớ mua thịt lợn sớm, tránh mua đậu phụ muộn" của người xưa đúng là mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên hiện nay quan niệm này không còn đúng nữa.

Hiện nay thịt lợn nên mua vào buổi sáng, vì sẽ dễ chọn được những miếng thịt ngon hơn. Còn đậu phụ có thể mua vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Ngày nay thịt lợn thường được mổ trong lò vào ban đêm, để kịp sáng hôm sau mang ra chợ bán. Do đó khác với quan điểm thời xưa, giờ đây việc đi chợ sớm sẽ giúp các bà nội trợ lựa chọn được những miếng thịt ngon và chất lượng nhất.

Hơn nữa, hiện nay quy trình làm đậu phụ cũng không còn khó khăn như ngày xưa bởi đã được công nghệ và máy móc hỗ trợ. Do đó, đậu phụ không chỉ được làm vào buổi sáng mà được làm suốt cả ngày, làm đến đâu bán đến đấy. Thế nên không quan trọng mua sáng hay chiều nữa. Thay vào đó, mọi người nên quan sát để lựa chọn được thực phẩm tươi ngon nhất.

Cách chọn mua thịt lợn tươi ngon

Vì sao nói “chớ mua thịt lợn sớm, tránh mua đậu phụ muộn”? - 2

- Khi mua chị em cần quan sát bên ngoài của thịt lợn. Thịt lợn còn tươi là thịt có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se còn mỡ có màu trắng sáng. Thịt ôi sẽ có màu nhợt nhạt, khi sờ vào bề mặt thịt thì thấy có nhớt, mỡ tối màu.

- Nếu cầm miếng thịt ngửi mà thấy có mùi tanh, hôi thì miếng thịt đã ôi, không nên mua. Còn nếu thịt có mùi thơm đặc trưng của thịt lợn thì thịt đó còn tươi.

- Lớp mỡ trên miếng thịt lợn dày hay mỏng có liên quan đến bộ phận trên cơ thể con vật cũng như chủng loại lợn. Thông thường, những con lợn giống phổ thông thường có lớp mỡ dày, còn giống lợn lai tạp thì lớp mỡ khá mỏng. Điều cần chú ý là, thịt lợn tăng trọng trông có vẻ tươi ngon bất thường và lớp mỡ cũng rất mỏng, thường chưa dày đến 1cm, liên kết giữa các thớ thịt lỏng lẻo. Bạn tuyệt đối không mua thịt lợn có đặc điểm này.

- Thông thường, lỗ chân lông trên bì lợn sẽ có màu đen hoặc trắng tùy theo giống lợn và màu sắc da lợn. Nếu lỗ chân lông chuyển sang màu đỏ, rất có khả năng miếng thịt đó được xẻ ra từ con lợn đã chết. Thịt lợn chết sẽ có màu đỏ sẫm, máu đặc màu đen đỏ, bốc mùi ôi và hôi rõ rệt. Tuyệt đối không mua thịt lợn có những đặc điểm này.

- Ngoài ra, chị em cần tránh mua thịt đã có màu xanh nhạt, thâm đen, thịt có những hạt trắng lấm tấm có thể là thịt lợn gạo.

Cách chọn mua đậu phụ ngon

Vì sao nói “chớ mua thịt lợn sớm, tránh mua đậu phụ muộn”? - 3

- Đậu phụ ngon sẽ có mùi thơm đặc trưng, nhìn bên ngoài thấy màu trắng ngà. Nếu như miếng đậu phụ có màu ngả vàng hơn thì cẩn thận có nhiều thạch cao.

- Khi mua nên dùng tay ấn nhẹ mà thấy mềm thì nên chọn, còn nếu ấn vào mà cứng, cầm lên nặng thì có thể đã bị hỏng.

Hầm xương nấu canh nước bị đục, nhớ cho 3 thứ này canh thơm nức lại trong veo
Chắc chắn với tuyệt chiêu hầm xương kiểu này, nước hầm luôn trong veo, thơm nức.

Mẹo hay nhà bếp

Theo Minh Hoa (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay chọn thực phẩm