Kỹ nữ Nhật thường là con nhà nghèo, bị gia đình bán vào lầu xanh để trả nợ. Họ phải làm bản thân thật nổi bật trong những chiếc lồng để hòng được mua, thoát kiếp nô lệ.
Vào năm 1617, phố đèn đỏ khét tiếng Yoshiwara được thành lập với mục đích kiểm soát tình trạng mại dâm ở những khu vực nhất định của Edo, nay là Tokyo. Đằng sau những bức tường của Yoshiwara là hơn 100 nhà chứa với hàng ngàn kỹ nữ đủ mọi cấp bậc. Bộ ảnh hiếm hoi dưới đây, được một nhiếp ảnh gia không xác định danh tính thực hiện vào giai đoạn 1890-1900 khắc họa rõ nét số phận và chân dung các kỹ nữ thời bấy giờ.
Trong hình là những kỹ nữ cao cấp ăn mặc thanh lịch tạo dáng bên ngoài một kỹ viện. Dễ thấy họ có chiều cao tương đương nhau và đều rất trau chuốt, chỉn chu về ngoại hình.
Dù ở thời đại nào cũng sẽ có phân tầng cao thấp. Bên cạnh những "cô gái bán hoa" cao cấp cũng có không ít những "cô gái bán hoa" cấp thấp hơn. Cách đây hơn 100 năm trước, tại khu đèn đỏ nổi tiếng ở Edo họ bị "trưng bày" trong những chiếc lồng gỗ đặt xung quanh.
Họ được đặt ngồi ngay ngắn theo hàng lối trong những chiếc lồng, trong khi diện mạo được tô vẽ kĩ càng đúng chuẩn những món đồ được rao bán theo hình thức công nghiệp.
Đa số những cô gái này đều bị gia đình đem bán vào kỹ viện khi tuổi còn rất nhỏ, có khi chỉ mới 7 tuổi. Nếu may mắn, họ có thể trở thành người phục vụ cho giới thượng lưu hoặc kỹ nữ cao cấp nhưng trường hợp này rất hiếm hoi. Cách duy nhất để họ thoát khỏi Yoshiwara là được một người đàn ông giàu có chuộc ra khỏi kỹ viện rồi trở thành vợ hoặc thiếp của ông ta. Ngoài ra, nếu một kỹ nữ đủ thành công và giàu có, cô có thể mua lấy tự do của chính mình.
Vào năm 1930, tính riêng ở khu vực Yoshiwara đã có tới 9.000 kỹ nữ với 100 nhà chứa. Một bức ảnh hiếm hoi ghi lại cảnh những người đàn ông tiến vào kỹ viện Nectarine No.9 với hàng chục kỹ nữ đứng trên ban công.
Ba kỹ nữ cao cấp trong nhà chứa nổi tiếng Nectarine (Xuân đào) số 9. Nhìn vào trang phục của họ có thể thấy, những cô gái ở đây cũng đã phải rất đầu tư cho bản thân mình.
Có những bé gái chỉ mới 7 tuổi cũng bị buộc bước chân vào chốn "buôn phấn bán hương" để trả nợ cho gia đình. Phần lớn các bé đều bị bán từ những gia đình nghèo khó tại vùng nông thôn.
Một kỹ nữ cao cấp bên cạnh sẽ có 2 đứa bé phục vụ. Nếu may mắn, một ngày nào đó chúng sẽ đạt được đẳng cấp như cô kỹ nữ chủ nhân của mình. Nếu có tài năng, những cô gái sẽ được đào tạo các nghi thức liên quan để phục vụ một kỹ nữ cao cấp hoặc bị đưa vào lồng trưng bày "harimise".
Việc trưng bày các kỹ nữ trong lồng bị cấm từ năm 1916 do sức ép căng thẳng từ cộng đồng quốc tế. Đến năm 1958, phố đèn đỏ Yoshiwara chính thức ngừng hoạt động khi chính phủ Nhật Bản ban lệnh cấm tình trạng mại dâm.
Từ những hình ảnh hiếm hoi của thế kỉ trước được lưu lại đó, có thể thấy tuy bị o ép trong môi trường sống không nhận được nhiều sự tôn trọng, nhưng bản thân những cô gái lúc nào cũng ý thức được việc chăm chút cho diện mạo của mình. Họ chỉ có thể dùng kĩ năng và nhan sắc thì mới có thể giải thoát bản thân và mua tự do được cho chính mình.
Trang điểm cầu kì
Cung cách làm đẹp của các kỹ nữ lầu xanh 100 năm trước cũng đều hướng tới quy chuẩn vẻ đẹp của 1 geisha là làn da trắng bệch, đôi môi tô đỏ như máu, chúm chím, nhỏ xinh. Đồng thời, răng nhuộm đen là mốt chung.
Tuy đặc điểm gương mặt của mỗi người đều có những nét khác biệt nhau nhất định nhưng lối trang điểm thì tuyệt nhiên đều theo xu hướng chung.
Làn da của họ được quét 1 lớp phấn trắng bệch rất dày, lông mày, phấn mắt và môi thường được sử dụng chung 1 loại màu và tán đều làm điểm nhấn.
Mái tóc tạo kiểu lộng lẫy
Phụ nữ Nhật xưa thường có quan điểm về việc nuôi tóc cũng gần giống Việt Nam. Họ ưa chuộng mái tóc dài, đen để có thể bới, tạo kiểu cầu kì. Cách đây 100 năm, các dụng cụ tạo kiểu như gôm xịt hay phụ kiện trâm cài chưa phổ biến, họ bắt buộc phải nuôi tóc thật dài, ít cắt tỉa mới có thể cho nếp tóc vào gọn gàng.
Tóc tai đối với phụ nữ Nhật sau bao nhiêu thế kỉ vẫn giữ nguyên 1 nét truyền thống cầu kì.
Mái tóc của các kỹ nữ xưa kia được tạo kiểu không cầu kì và cao phồng được như hiện tại nhưng đều có 1 nét chung xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Dưỡng da bằng nước vo gạo
Nhật Bản vốn là đất nước rất coi trọng vẻ bề ngoài. Họ thường ưu tiên các phương pháp làm đẹp từ thiên nhiên hơn là các sản phẩm công nghiệp hóa. Thời xưa, khi điều kiện vật chất trong lầu xanh còn hạn hẹp nhưng tương truyền, phụ nữ Nhật đã biết cách vận dụng nước gạo để chăm sóc sắc đẹp. Họ dùng nước gạo để rửa mặt, đắp mặt hay thậm chí là gội đầu cho tóc nhanh dài, bóng khỏe.
Ăn nhiều rong biển và cá
Trên bàn ăn của người Nhật đều có cầu kì các món ăn. Món trở thành thương hiệu của họ là cá và rong biển. Dù cách đây hàng trăm năm, con người chưa nghiên cứu ra các hoạt chất cũng như tác dụng có trong nguồn thực phẩm này. Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm mắt nhìn, những ai ăn nhiều cá và rong biển đều có 1 làn da sáng khỏe.
Trong cá có nhiều omega 3, rong biển lại giàu canxi, sắt, chất chống oxy hóa cho vẻ đẹp của phái nữ trường tồn mãi với thời gian.