9 tháng mang thai và đi đẻ tiết kiệm nhất, mẹ bầu cũng tốn 33 triệu đồng và những lưu ý thiết thực

Thảo Nguyên - Ngày 24/09/2023 09:00 AM (GMT+7)

Do vợ chồng đều ở trọ trên thành phố mưu sinh nhưng mức lương còn chưa cao nên chị Nguyễn Thị Lam, 26 tuổi quê ở Chương Mỹ, Hà Nội kế hoạch một năm sau cưới để chuẩn bị hết mọi chi phí khi mang thai và sinh đẻ xong mới mang bầu.

Chi phí mang thai và đi đẻ của mẹ bầu hạn hẹp kinh tế

“Trước khi mang thai, do kinh tế khó khăn mình đã lên các hội nhóm của mẹ bầu tham khảo các thống kê sơ bộ về chi phí khám thai và các xét nghiệm, thuốc thang cơ bản khi mang bầu. Từ đó biết được có một khoản chi phí khi mang thai cần phải chuẩn bị. Sau khi có sẵn 1 khoản cho thai kỳ, vợ chồng mình mới mạnh dạn thả có bầu”, chị Lam cho biết.

Suốt quá trình bầu bí, mẹ bầu này vì có thai kỳ bình thường nên không phải tiến hành làm các xét nghiệm đặc biệt. Vì thế chị Lam chỉ phải chi trả cho các khoản cơ bản sau:

Mẹ bầu này vì có thai kỳ bình thường nên không phải tiến hành làm các xét nghiệm đặc biệt. (Ảnh minh họa)

Mẹ bầu này vì có thai kỳ bình thường nên không phải tiến hành làm các xét nghiệm đặc biệt. (Ảnh minh họa)

- Chi phí xét nghiệm lúc 12 tuần: 3.200.000 đồng

Theo chị Lam cho biết, tuần thứ 12 là thời điểm thích hợp để các mẹ bầu tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh với Double test và xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh 12 tuần có ý nghĩa quan trọng với thai phụ, chuẩn bị một tâm lý tốt cho hành trình mang thai khỏe mạnh.

Trong đó, xét nghiệm máu mẹ và Double test: 1.200.000 đồng; xét nghiệm Nip: 3.000.000 đồng.

- Siêu âm từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 mỗi tháng đi siêu âm 5D 1 lần: 350.000 đồng x5= 1.750.000 đồng

Tùy vào các giai đoạn khác nhau của thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định chị Lam thực hiện các phương pháp siêu âm khác nhau nhằm kiểm tra sự phát triển và dị tật của thai nhi. Siêu âm 5D thường được bác sĩ khuyến cáo thực hiện vào tuần thai thứ 12, 14, 16, 22, 32. Giá siêu âm 5D trung bình từ 350 đến 500.000 đồng tùy từng phòng khám của bác sĩ.

- Siêu âm 2D mấy tháng đầu + những tháng cuối từ 35 tuần trở đi đến lúc sinh: 200.000 đồng x5 lần = 1.000.000 đồng

Siêu âm thai 2D được chỉ định trong nhiều giai đoạn của thai kỳ. Chị Lam siêu âm 2D trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đánh giá buồng tử cung, buồng trứng, xác định có thai trong buồng tử cung hay thai lạc chỗ, ngày dự kiến sinh, đo độ mờ da gáy, mẹ có nguy cơ tiền sản giật hay không…Ở các giai đoạn sau, siêu âm thai 2D giúp đánh giá bánh nhau, nước ối, sự phát triển của thai nhi, phát hiện các dị tật bẩm sinh như: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật, tay chân dính nhau…

Riêng các khoản tiền thăm khám thai kỳ và xét nghiệm cơ bản cũng hết khoảng hơn 10 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Riêng các khoản tiền thăm khám thai kỳ và xét nghiệm cơ bản cũng hết khoảng hơn 10 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

- Tuần thứ 36 đi làm hồ sơ sinh: 2.100.000 đồng.

- Các loại vitamin tổng hợp DHA, sắt, canxi: 2.000.0000 đồng

- Uống sữa tươi không đường: 9.450.000 đồng

1 thùng sữa tươi có giá 350.000 đồng/thùng x 3 thùng/tháng = 1.050.000 đồng x9 tháng =9.450.000 đồng.

- Tiền mua váy bầu: 2.500.000 đồng

- Chi phí đi đẻ: 11.000.000 đồng

Do chị Lam đẻ thường nên chọn bệnh viện đa khoa gần nơi vợ chồng ở. Chi phí sinh thường tại các viện với các sản phụ sinh lần đầu như chị hết tổng: 11.000.000 đồng (chi phí này có thể cao hơn những lần sinh sau và tùy thuộc sử dụng dịch vụ sau sinh…).

Tổng chi phí mang bầu và sinh con: 33.000.000 đồng.

Những lời khuyên thiết thực trong thai kỳ để tiết kiệm chi tiêu

Chia sẻ về khoản chi phí khi mang bầu và đi đẻ trên, chị Lam nhận định: “Đây chỉ là khoản chi phí cơ bản bình thường mà một mẹ bầu kinh tế hạn hẹp như mình phải chi tiêu. Mình chọn sinh ở viện đa khoa gần nhà nhưng được cái chi phí rẻ, bác sĩ cũng nhiệt tình lắm. Nói chung chi phí mang bầu và đi đẻ tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và tùy theo sức khỏe, cơ địa của mỗi mẹ bầu và địa chỉ khám thai, bệnh viện đi đẻ khác nhau mà từ đó có chi phí cao thấp khác nhau. Những mẹ bầu nghèo thì tầm 10-20 triệu, những mẹ bầu có điều kiện thì từ 50 đến cả 100 triệu”.

Cũng theo mẹ bầu này cho biết, do tiền khám thai kỳ thường khám từng tháng chứ không dồn 1 cục nên dù hạn hẹp kinh tế mẹ bầu cũng không áp lực nhiều.

Từ khi mang bầu đến khi mẹ tròn con vuông, dù hạn hẹp kinh tế nhất cũng tốn khoảng hơn 30 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Từ khi mang bầu đến khi mẹ tròn con vuông, dù hạn hẹp kinh tế nhất cũng tốn khoảng hơn 30 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra nếu có điều kiện các mẹ bầu uống thuốc bổ trong suốt quá trình mang thai và sau sinh 3 tháng. Nếu không có điều kiện mua thuốc cũng không sao, chủ yếu chú ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất để mẹ bé đều khỏe mạnh là được.

Mẹ bỉm này cũng lưu ý, khi mang thai, dù không có điều kiện kinh tế cũng nên thông minh lựa chọn nơi khám thai uy tín hội tụ đủ các tiêu chí về: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm, tay nghề cao… để những lần siêu âm diễn ra an toàn, cho kết quả chính xác nhất.

BV Phụ sản Hà Nội công bố tăng giá giường dịch vụ, mẹ bỉm than chi phí tiền giường quá lớn, tiền đâu mà đẻ
Theo đó, mức giá giường gần như tăng lên gấp đôi. Mức giường cao nhất tại đây áp dụng theo Thông tư mới là 3,8 triệu đồng/giường dịch vụ.

Tin tức mẹ bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bước chuẩn bị mang thai