Các cụ thời xưa nói "đụng đầu giường là đẻ", phụ nữ dễ thụ thai thường có những đặc điểm ra sao?

Ngày 29/08/2022 09:23 AM (GMT+7)

Người xưa thường nói phụ nữ có khung xương chậu lớn, hông nở nang là người "mắn đẻ". Sự thật thế nào?

Theo quan niệm của người xưa, có những người phụ nữ chỉ cần nhìn bề ngoài, quan sát các đặc điểm trên cơ thể là có thể nhận định người đó có dễ thụ thai, sinh con hay không. Người xưa cho rằng có những đặc điểm riêng ở người phụ nữ "mắn đẻ" hay còn được mọi người nói là "đụng đầu giường là đẻ". Vậy những quan niệm này là gì và có chính xác hoàn toàn không? 

Người có hông to, nở nang 

Phụ nữ có khung xương chậu nở nang sẽ giúp ích cho quá trình sinh thường. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ có khung xương chậu nở nang sẽ giúp ích cho quá trình sinh thường. (Ảnh minh họa)

Ông bà ta ngày xưa quan niệm phụ nữ mông to sẽ “mắn đẻ” hơn so với mông nhỏ. Song thực chất "mông" mà các cụ nói ở đây là phần hông hay đúng hơn là khung xương chậu. Tuy nhiên, hông to và nở nang không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai mà là khả năng sinh thường của mẹ. 

Theo khoa học, phụ nữ có khung xương chậu to, rộng thì mẹ sẽ dễ đẻ, thai nhi sẽ nhanh ra ngoài trong khi sinh thường. Trong khi đó, những mẹ có xương chậu nhỏ hẹp sẽ mất nhiều thời gian và sức lực khi rặn đẻ. Mẹ sinh khó khiến con có nguy cơ bị ngạt thở, đầu méo do phải dùng dụng cụ giác hút để hút đầu bé ra… Vì lý do này, những phụ nữ có xương chậu nở nang thường được coi là “mắn đẻ”.

Vóc dáng cân đối, không béo không gầy 

Người xưa cho rằng những phụ nữ có thân hình cao ráo, nở nang sẽ dễ thụ thai hơn người quá nhỏ, gầy hoặc quá béo. Quan niệm này hoàn toàn đúng, 

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ quá béo hoặc quá gầy sẽ có khả năng thụ thai kém hơn. Nếu cơ thể phụ nữ quá béo, mức độ nội tiết trong cơ thể có thể bị xáo trộn, điều này có thể khiến phụ nữ khó mang thai. Ngược lại, khi một phụ nữ quá gầy, có sức khỏe kém sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tử cung. Thêm vào đó, quá béo hoặc quá gầy cũng sẽ khiến hệ thống nội tiết bị mất cân bằng, thời kỳ rụng trứng chắc chắn sẽ không chính xác, sẽ ảnh hưởng đến cơ hội mang thai. Vì vậy, một người có cân nặng vừa phải, thân hình cân đối sẽ có nội tiết tốt, dễ mang thai. 

Phụ nữ có cân nặng vừa phải, thân hình cân đối sẽ dễ thụ thai hơn. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ có cân nặng vừa phải, thân hình cân đối sẽ dễ thụ thai hơn. (Ảnh minh họa)

Da hồng hào, môi đỏ mọng 

Theo kinh nghiệm Đông y, người phụ nữ có làn da trắng bệch, nhợt nhạt tức là khí huyết tương đối yếu, phần tử cung rất dễ nhiễm lạnh, từ đó việc thụ thai cũng trở nên khó khăn hơn. Tương tự, người có đôi môi khô, nứt nẻ thì có khả năng cao bị thiếu vitamin A – yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn gây hại cho thai kỳ.

Trong khi đó, phụ nữ có làn da hồng nhuận, căng bóng, môi đỏ tức là khí huyết lưu thông tốt, thuận lợi cho việc mang thai. 

Tay chân ấm áp 

Nếu mẹ có bàn tay và bàn chân lúc nào cũng lạnh, đặc biệt là vào mùa đông thì lạnh tê. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ mắc chứng tử cung lạnh. Đông Y chỉ ra rằng phụ nữ có tử cung lạnh khả năng thụ thai kém hơn vì trứng đã thụ tinh cần môi trường ấm áp để làm tổ và phát triển. Mặt khác, tử cung lạnh cũng ảnh hưởng đến sự rụng trứng, không có lợi cho phát triển thai nhi. Ngoài tay chân lạnh, mẹ bị chứng tử cung lạnh thường sẽ có kinh nguyệt không đều, dễ tăng cân, bụng dễ chướng.

Nên khắc phục bằng cách ăn các loại thức ăn như: các loại ngũ cốc, hạt, gừng... và siêng vận động để tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sự trao đổi chất, làm cơ thể ấm dần lên.

Theo quan điểm của Đông Y, nhiệt độ chân tay người phụ nữ sẽ phản ánh sức khỏe của tử cung - cơ quan sinh sản quan trọng nhất. (Ảnh minh họa)

Theo quan điểm của Đông Y, nhiệt độ chân tay người phụ nữ sẽ phản ánh "sức khỏe" của tử cung - cơ quan sinh sản quan trọng nhất. (Ảnh minh họa)

Kinh nguyệt đều đặn 

Chu kỳ kinh nguyệt được ví như "cái gương" phản ánh sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28-40 ngày (tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo) thì được xem là bình thường. Thời gian có kinh nguyệt kéo dài 2 – 7 ngày, ra máu đỏ tươi. 

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ chu kỳ rụng trứng diễn ra suôn sẻ, bình thường nên rất dễ tính ra ngày quan hệ để thụ thai. Ngược lại, nếu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, phụ nữ không thể tính chính xác ngày rụng trứng để có thể mang bầu. 

Ăn ngủ điều độ, khoa học 

Thức khuya trong một thời gian dài cùng lịch làm việc và nghỉ ngơi không cân bằng sẽ khiến mọi chức năng trong người phụ nữ bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt, lâu dần khiến việc thụ thai trở nên khó khăn.

Giáo sư về sinh học tế bào Russel J.Reiter tại Đại học Texas (Mỹ) cũng cho rằng: “Bóng tối rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở phụ nữ và giúp bảo vệ thai nhi đang phát triển”. Theo các chuyên gia, nếu các chị em muốn dễ thụ thai, phải ngủ ít nhất 8 giờ vào ban đêm vì bóng tối cần thiết cho não bộ sản xuất melatonin – một chất có đặc tính chống ô xy hóa mạnh bảo vệ trứng khỏi các tổn hại do gốc tự do gây ra.

Người xưa cấm mẹ bầu ăn đào kẻo sinh con bị câm, sự thật là gì?
Đào là một loại trái cây thơm ngon nhưng người xưa lại cho rằng bà bầu không nên ăn kẻo sẽ sinh con bị câm.

Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Hà An (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Hạnh, 32 tuổi, chưa có ý định kết hôn song lo khi gặp được ý trung nhân thì đã quá tuổi sinh con, quyết định đến bệnh viện trữ đông trứng.

Tin bài cùng chủ đề Chuẩn bị mang bầu