Con chào đời, 9X "đứng hình" khi nhìn bên trong miệng bé, bác sĩ cũng không tin nổi

Ocean - Ngày 01/10/2020 06:16 AM (GMT+7)

Hiện tượng đặc biệt này chỉ xảy ra với 1/2000 em bé trên thế giới.

Nhiều mẹ bầu cố gắng bổ sung thật nhiều dinh dưỡng trong thai kỳ vì muốn con sinh ra là một đứa trẻ cứng cáp hơn bình thường. Xiao Yi -  bà mẹ 9X sống tại Trung Quốc là một trong số đó. Khi có thai, cô về nhà mẹ đẻ để tĩnh dưỡng và được chăm chút rất kỹ lưỡng. Cô đặc biệt ăn ngon miệng, ngoài những thực phẩm chính, mỗi ngày Xiao Yi đều ăn thêm rất nhiều trái cây. 

Ngoài ra, Xiao Yi chú trọng bổ sung canxi và các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng. Kết quả kết thúc thai kỳ, bà mẹ 9X tăng cân quá đà còn em bé cũng chẳng vượt chuẩn như vẫn tưởng. Vào ngày sinh, thể lực của Xiao Yi cũng không tốt nên buộc phải sinh mổ. 

Vậy nhưng vào giây phút đón con ra đời, bà mẹ trẻ đã được một phen "đứng hình" khi bác sĩ thông báo em bé có tới 2 chiếc răng trong miệng. Hiện tượng này vô cùng hiếm gặp nhưng lại rơi vào trường hợp của Xiao Yi. Chính các y bác sĩ cũng cho biết trong nhiều năm đỡ đẻ, họ rất ít khi gặp em bé sơ sinh như thế này nên khi thấy 2 cái răng trong miệng bé, họ không thể tin nổi. 

Bà mẹ trẻ đang nằm trên bàn đẻ khi nghe bác sĩ thông báo tin này đã mừng rơn, nghĩ con mình phát triển hơn những đứa trẻ khác. Xiao Yi cũng chia sẻ cảm xúc với bác sĩ, tự hào vì con mình được ví như "ngậm ngậm vàng" từ khi mới sinh ra vậy.

Con chào đời, 9X amp;#34;đứng hìnhamp;#34; khi nhìn bên trong miệng bé, bác sĩ cũng không tin nổi - 1

Em bé sinh ra đã có 2 răng khiến bà mẹ trẻ thích thú.

Trường hợp của con gái Xiao Yi thực sự là rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/2000 trẻ sơ sinh chào đời đã có sẵn răng sữa. Ngay sau khi thông tin này được công bố, cô bé đã trở nên nổi tiếng khắp bệnh viện với biệt danh “em bé mọc răng”.

Vì sao trẻ sinh ra đã có răng?

Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ. Theo một số nghiên cứu, răng sơ sinh có yếu tố di truyền, khoảng 15% bé có cha mẹ hoặc họ hàng gần có răng sơ sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy mối liên hệ giữa răng sơ sinh với tình trạng rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng , xáo trộn tâm lí ở người mẹ mang bầu hoặc yếu tố môi trường sống.

Răng sơ sinh là gì?

Răng sơ sinh là những răng đã mọc ngay từ lúc bé chào đời và là một hiện tượng tương đối hiếm gặp với tỉ lệ dao động từ 1 trường hợp trong số 2000 đến 3000 ca sinh nở. Đa số các răng sơ sinh là răng sữa, chỉ dưới 10% là răng thừa.

Có 4 loại răng sơ sinh ở bé:

- Nhú lên hoàn toàn: Răng này đã mọc ra khỏi nướu hoàn toàn và dễ dàng thấy được. Bạn không thể lấy răng ra vì đã được gắn chặt vào nướu.

- Lỏng lẻo và nhú hoàn toàn: Răng thấy được hoàn toàn nhưng gắn khá lỏng lẻo với nướu, răng này thiếu hay chỉ có một phần chân răng.

- Nhú một phần: Bạn sẽ thấy một phần của đỉnh răng nhú lên khỏi nướu, phần còn lại của răng vẫn còn nằm trong nướu.

- Chưa nhú nhưng thấy được: Răng hoàn toàn nằm trong nướu nhưng bạn vẫn thấy được vết trắng trên nướu.

Con chào đời, 9X amp;#34;đứng hìnhamp;#34; khi nhìn bên trong miệng bé, bác sĩ cũng không tin nổi - 2

Răng sơ sinh là hiện tượng hiếm gặp nên bé sẽ cần được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn. (Ảnh minh họa)

Xử lý răng sơ sinh thế nào?

Răng sơ sinh là hiện tượng hiếm gặp nên bé sẽ cần được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Thông thường răng sơ sinh được chỉ định loại bỏ trong các trường hợp:

- Cấu trúc răng kém phát triển, lung lay quá mức làm tăng nguy cơ răng bị hít vào phế quản, phổi

- Bé gặp khó khăn khi bú

- Bầu vú mẹ bị tổn thương khi cho trẻ bú

- Răng gây ra các tổn thương, viêm loét ở lưỡi và niêm mạc miệng

- Răng thừa được xác định thông qua chụp X-quang nha khoa

Thông thường, răng sơ sinh có độ bám chắc vừa phải và không gây khó khăn cho bé khi bú mẹ có thể được giữ lại để chăm sóc và theo dõi. Bố mẹ có thể vệ sinh răng cho bé hàng ngày bằng cách nhẹ nhàng lau nướu răng và răng bằng một miếng gạc mềm và ẩm, kiểm tra nướu răng và lưỡi của bé thường xuyên để đảm bảo răng không gây tổn thương. Thông thường nếu răng sơ sinh tồn tại được sau 4 tháng tuổi thì sẽ có khả năng rất cao để phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Mang bầu mắc Rubella, diễn viên Hạnh Thúy đau đớn khi sinh con bị mất khả năng nghe
Con gái chào đời với khiếm khuyết chức năng nghe bẩm sinh và tỉ lệ cứu chữa chỉ 0,01% nhưng Hạnh Thúy không đầu hàng. Cô cùng con gái chiến đấu suốt...
Ocean
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu cần biết