Khi sắp phải chia lìa đứa con mang nặng suốt bao tháng qua, cặp vợ chồng yêu cầu xem thi thể đứa trẻ nhưng không ngờ rằng lúc này đứa trẻ lại bỗng dưng bật khóc khiến mọi người run sợ.
Nếu khi khám thai phát hiện con bị dị tật bẩm sinh, nhiều bậc phụ huynh sẽ chọn cách đình chỉ thai kỳ để con không phải chịu đựng những thiệt thòi sau này. Một sản phụ họ Hồ sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc) phát hiện thấy thai nhi có vấn đề trong quá trình khám thai nên gia đình cô quyết định đình chỉ thai kỳ, nhưng không ngờ chuyện ngoài ý muốn lại xảy ra.
Theo đó, khi thai nhi được 26 tuần tuổi, thai phụ họ Hồ đi kiểm tra thì phát hiện con của mình có khả năng cao mắc phải hội chứng Joubert (một rối loạn hệ thần kinh hiếm gặp). Đau đớn khi nhận tin dữ, vợ chồng chị Hồ dường như không thể chấp nhận được sự thật này nên tới một số bệnh viện để kiểm tra trong suốt 2 tháng.
Đứa con của chị Hồ được chẩn đoán có khả năng cao mắc hội chứng Joubert. Ảnh minh họa
Thế nhưng, phép màu không đến với gia đình chị Hồ, mọi kết quả trả về vẫn vậy. Lo sợ con mắc phải căn bệnh này khi sinh ra sẽ phải chịu thiệt thòi, bắt nạt bởi những người xung quanh nên vợ chồng chị Hồ đành phải từ bỏ đứa bé.
Tới tuần 34 của thai kỳ, chị Hồ được phẫu thuật đình chỉ thai kỳ. Theo hồ sơ bệnh án của bệnh viện, con gái chị Hồ không có nhịp tim thai 10 phút trước khi tiến hành phẫu thuật, nhịp tim yếu dần trên máy đo tim thai rồi mất hẳn.
Khi sắp phải chia lìa đứa con mang nặng suốt bao tháng qua, vợ chồng chị Hồ được yêu cầu xem thi thể đứa trẻ và được bệnh viện đồng ý. Không ngờ rằng, lúc này đứa trẻ lại bỗng dưng bật khóc khiến mọi người run sợ.
Sau khi phẫu thuật đình chỉ thai kỳ, đứa trẻ đột nhiên sống lại, cất tiếng khóc chào đời. Ảnh minh họa
Trước nghị lực sống ngoan cường của đứa trẻ, cuối cùng gia đình chị Hồ đành phải đưa đứa con mắc dị tật bẩm sinh về nhà nuôi nấng. Thế nhưng sau đó vợ chồng chị Hồ đã đệ đơn kiện lên tòa án, cho rằng bệnh viện thiếu trách nhiệm và việc khám chữa bệnh rõ ràng có sai sót, gây ảnh hưởng tới quyền sinh nở của họ, khiến họ phải nuôi dưỡng một đứa trẻ tàn tật, cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì vậy, vợ chồng chị Hồ yêu cầu bệnh viện phải bồi thường 1,22 triệu tệ (khoảng 4,1 tỷ đồng) cho phí điều dưỡng và phí giáo dục cho con gái của họ.
Sau khi xét xử, tòa án cho rằng mặc dù liều lượng thuốc để khởi phát chuyển dạ đúng với thường lệ nhưng bệnh viện lại không thông báo việc sử dụng thuốc khởi phát chuyển dạ trong giai đoạn cuối thai kỳ cho gia đình chị Hồ. Do đó, bệnh viện có lỗi trong vụ việc này, phải bồi thường thiệt hại cho gia đình chị Hồ khoản tiền 50.000 tệ (khỏang 172 triệu đồng).
Các dị tật ở trẻ sơ sinh thường gặp có thể phát hiện thông qua tầm soát dị tật thai nhi: - Hội chứng Down, hội chứng Edwards; - Chậm lớn, chậm phát triển về trí tuệ; - Rối loạn giới tính, không thể phát dục; - Sứt môi, hở hàm ếch; - Tim bẩm sinh, suy tuyến giáp; - Dị tật ở hệ thống thần kinh, đầu, mặt, cổ, ngực, bụng; - Dị tật tứ chi, dị tật bộ phận sinh dục. Việc tầm soát dị tật thai nhi khi mang thai có thể phát hiện và can thiệp sớm trong bào thai hay điều trị sớm sau sinh, giúp trẻ phát triển bình thường. Ngoài ra, điều này còn giúp các bậc phụ huynh có những quyết định giữ hay bỏ thai nhi nếu thai nhi mang những khuyết tật quá nặng, khó có thể sống sót hay phát triển sau khi được sinh ra. |